1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

TPHCM

Tục hóa vàng ngày mùng 3 Tết của người Việt

(Dân trí) - Thông thường, đến ngày mùng 3 Tết nhiều nhà bắt đầu chuẩn bị mân cơm cúng hóa vàng để thực hiện việc cúng hóa vàng cho ông bà, tổ tiên. Giấy tiền vàng mã được đốt cho người cõi âm để tỏ lòng thành.

Tục hóa vàng ngày mùng 3 Tết của người Việt - 1
Đốt giấy tiền vàng mã, tục lệ không thể thiếu trong ngày cúng hóa vàng

Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 3 Tết tất cả con cháu trong gia đình lại sum họp tại nhà trưởng tộc để để thực hiện việc cúng hóa vàng cho ông bà, tổ tiên. Bữa cơm với sự góp mặt của đầy đủ con cháu, giấy tiền vàng mã chuẩn bị được đốt thành tro bởi họ tin rằng những thứ này đốt xuống người cõi âm sẽ nhận được.

Nghi thức cúng hóa vàng được thực hiện vào đêm giao thừa. Khi chủ nhà chính thức mời những người đã khuất trong gia đình về đón Tết cùng con cháu. Sau những ngày xuân thì giấy tiền vàng mã đặt trên bàn thờ được mang xuống đốt cho người cõi dưới.

Ông Vũ Đức Hoan (51 tuổi, ngụ đường Bình Gĩa, phường 13, quận Tân Bình) cho biết, do gia đình là người gốc Bắc nên tục cúng hóa vàng nhiều năm qua vẫn được gia đình ông Hoan duy trì theo đúng phong tục cổ truyền. Tất cả con cháu đang sinh sống tại các tỉnh phía nam để hội tụ tại nhà ông Hoan để cúng hóa vàng, tiễn đưa tổ tiên. Theo ông Hoan việc hóa vàng cũng đồng nghĩa với những ngày vui xuân đã hết, mọi công việc sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau.

Tục hóa vàng ngày mùng 3 Tết của người Việt - 2
Nhiều người dân tìm đến các chùa để thực hiện lễ hóa vàng, tiễn đưa ông bà tổ tiên

Với đặc thù tại TP.HCM, khá nhiều người dân chọn hóa vàng cho tổ tiên tại các chùa lớn như: Vĩnh Nghiêm (quận Phú Nhuận), chùa Vạn Hạnh (Tân Bình) chùa Bà Ấn Độ (quận 1), chùa Bà tuệ Thành Hội Quán (quận 5)...Chính vì thế, ngày mùng 3 Tết tại các chùa này luôn chật cứng người đến tiễn đưa ông bà tổ tiên và cầu bình an cho một năm mới, cầu xin ông bà phù hộ, ban cho những điều may mắn nhất.

“Năm nào cứ đến ngày mùng 3 là cả nhà tôi lại đến chùa Vĩnh Nghiêm để thắp nhang, đốt tiền vàng cho ông bà. Do nhà ở chung cư nên việc cúng hóa vàng không thuận tiện nên tôi đến chùa để tỏ lòng thành. Tiễn đưa ông bà, tổ tiên về lại với thế giới của mình. Qua đó cũng cầu xin tổ tiên phù hộ để có nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi” - Chị Ngô Thị Thanh Thảo (ngụ quận 3) chia sẻ.

Ghi nhận tại các chùa lớn trên địa bàn thành phố, hầu hết những người dân đến đây để thực hiện việc hóa tiền vàng. Các dịch vụ bán hương, hoa, chim phóng sinh trong chùa cũng được dịp “phát tài”. Với quan niệm ngày xuân đi chùa và làm việc thiện nên nhiều người đã mua chim phóng sinh, làm công đức.

Tục hóa vàng ngày mùng 3 Tết của người Việt - 3
Chim phóng sinh được mọi người chú ý

Tục hóa vàng ngày mùng 3 Tết của người Việt - 4
Cầu một năm bình an

Tất cả mọi người đều với tấm lòng thành dâng hương trong chùa để cầu mong một năm mới bình an, công việc thành đạt và gia đình hạnh phúc.

Trung Kiên