1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Vi phạm giao thông ở các thành phố lớn

TP.HCM:

Triển khai thu phí xe máy từ tháng 7/2015, tổng thu ước khoảng 307 tỷ đồng

(Dân trí) - Theo Sở Giao thông công chánh TPHCM, việc thu phí đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe gắn máy trên địa bàn thành phố sẽ bắt đầu từ tháng 7/2015. Với tổng số hơn 6 triệu xe máy đang tham gia hoạt động trên địa bàn TPHCM, dự kiến tổng phí thu vào khoảng 307 tỷ đồng.

Trong đó, 144 tỷ đồng sẽ cấp cho 24 quận huyện để duy tu, bảo dưỡng đường, khoảng 126 tỷ nộp về quỹ bảo trì đường bộ của thành phố. Riêng phần kinh phí chi cho các xã, phường để tổ chức việc thu phí lên tới 36 tỷ đồng.

TPHCM sẽ tổ chức thu phí đường bộ xe máy từ tháng 7/2015
TPHCM sẽ tổ chức thu phí đường bộ xe máy từ tháng 7/2015

Theo Quyết định của UBND TP, đối tượng chịu phí là phương tiện xe mô tô có đăng ký biển số tại TPHCM hoặc xe đăng ký biển số tại các tỉnh khác nhưng hoạt động trên địa bàn TPHCM. 

Không thu phí đối với các trường hợp chủ phương có biên lai chứng minh đã nộp phí tại các địa phương.

Các trường hợp miễn phí gồm có xe mô tô của lực lượng công an, quốc phòng; xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định về mức chuẩn nghèo hiện hành của thành phố.

Mức thu cụ thể như sau: loại xe có dung tích xy lanh đến 100 cm3 chịu phí 50.000 đồng/xe/năm, xe có dung tích từ 100 cm3 dến 175 cm3 chịu phí 100.000 đồng, xe có dung tích xy lanh từ trên 175 cm3 chịu phí 150.000 đồng.

UBND các xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí đối với xe mô tô, xe gắn máy phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đảm bảo công tác quản lý, kê khai, thu phí công bằng, chặt chẽ, đúng quy định, thu đúng, thu đủ, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Người dân có thể đến UBND xã, phường, thị trấn hoặc các điểm thu phí tại các khu phố nộp phí; hoặc UBND phường, xã, thị trấn cử cán bộ liên hệ thu và cấp biên lai thu phí cho người nộp. phí theo mẫu quy đnh chung.

Số phí thu được sẽ nộp về Quỹ bảo trì đường bộ TPHCM, sau đó phân bổ xuống UBND các quận, huyện để UBND quận huyện phân bổ cho UBND phường, xã theo tỷ lệ giữ lại được quy định. Cụ thể, dự kiến tỷ lệ giữ lại cho UBND quận 2, 4, 6, 7, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận là 50%; quận 3, quận 5, quận 10 được giữ lại 40%; quận Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 8, quận 9, quận 12 giữ lại 60%; huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn giữa lại 100%; còn quận 1 chỉ đuợc giữ lại 10%.

Quốc Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm