1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

TPHCM: Trạm thu phí BOT An Sương chuẩn bị tiền lẻ để đối phó với các tài xế

(Dân trí) - Chủ đầu tư dự BOT An Sương – An Lạc (trên quốc lộ 1, TPHCM) đã chuẩn bị tiền lẻ và phương án trả lại tiền thừa để đối phó với những tài xế phản đối thu phí.

Chiều 4/12, Sở GTVT TPHCM làm việc với chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc về việc tài xế tụ tập, dừng xe phản đối và yêu cầu chủ đầu tư bỏ trạm thu phí.

Đại diện chủ đầu tư thông tin về trạm thu phí An Sương - An Lạc
Đại diện chủ đầu tư thông tin về trạm thu phí An Sương - An Lạc

Theo ông Nguyễn Hồng Ninh - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng IDICO, chủ đầu tư dự án BOT đầu tư Quốc lộ 1 đoạn từ An Sương đến An Lạc (quận Bình Tân), trước tình hình diễn biến phức tạp tại trạm thu phí, đơn vị đã chuẩn bị các thông tin, hồ sơ pháp lý dự án để cung cấp cho các cơ quan thông tin và người dân khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng “tung chiêu” đối phó khi chuẩn bị tiền lẻ mệnh giá 100 đồng cho tất cả các cabin thu phí để thối lại cho tài xế khi tài xế đưa tiền thừa 100 đồng.

Chủ đầu tư cũng kiến nghị các đơn vị chức năng liên quan hỗ trợ xử lý kịp thời khi có phương tiện giao thông cố tình đậu và gây rối ở làn thu phí để tránh kẹt xe và có biện pháp xử phạt.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tám – Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, dự án BOT An Sương – An Lạc trước đây do Bộ GTVT tổ chức đầu tư. Sau đó, Bộ GTVT chuyển giao lại cho thành phố quản lý.

Theo ông Tám, khi lưu lượng xe tăng lên, chủ đầu tư đã đề xuất và được cơ quan Nhà nước cho phép xây bổ sung các cầu vượt nằm trong dự án BOT An Sương – An Lạc. Nội dung này thành phố đã báo cáo Chính phủ và được Chính phủ đồng ý cho triển khai thực hiện. Các thủ tục về thẩm định, phê duyệt, cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư đúng theo quy định pháp luật.


Phó Giám đốc Sở GTVT thành phố Nguyễn Văn Tám cho biết tùy tình hình thực tế mà điều chỉnh thời gian thu phí qua trạm An Sương - An Lạc

Phó Giám đốc Sở GTVT thành phố Nguyễn Văn Tám cho biết tùy tình hình thực tế mà điều chỉnh thời gian thu phí qua trạm An Sương - An Lạc

Cũng theo lãnh đạo Sở GTVT thành phố, thời gian thu phí dự kiến đến năm 2033. Tuy nhiên, căn cứ vào doanh thu và kết quả thực tế sẽ xem xét điều chỉnh thời gian thu phí. Nếu doanh thu tăng thì thời gian thu phí sẽ được giảm đi, còn doanh thu ít thì sẽ tăng thời gian thu phí.

Khi bị chất vấn vì sao quyết định tăng thời gian thu phí mà không công khai để người dân biết, ông Lê Văn Tám giải thích: “Khi dự án được phê duyệt, Sở đã ký gửi cho các đơn vị, nhà đầu tư công khai những thông tin này tại địa phương. Bình thường không ai để ý, đến khi có chuyện thì mới để ý chứ không phải thành phố và nhà đầu tư không công khai thông tin”.

Dự kiến, trạm An Sương - An Lạc thu phí đến đầu năm 2033. Để đối phó với tài xế dùng tiền lẻ, chủ đầu tư cũng chuẩn bị tiền mệnh giá 100 đồng
Dự kiến, trạm An Sương - An Lạc thu phí đến đầu năm 2033. Để đối phó với tài xế dùng tiền lẻ, chủ đầu tư cũng chuẩn bị tiền mệnh giá 100 đồng

Trước đó, tại khu vực trạm thu phí An Sương - An Lạc tối 3/12, nhiều tài xế tập trung phản đối, gây kẹt xe kéo dài. Đơn vị quản lý phải cho xả trạm để giải tỏa. Nhiều tài xế cho rằng thời gian thu phí tại đây “lố” 31 tháng. Theo chủ đầu tư và các cơ quan chức năng, việc tài xế cho rằng thu phí lố là... hiểu lầm.

Theo chủ đầu tư, dự án BOT đầu tư Quốc lộ 1 đoạn từ An Sương đến An Lạc được Chính phủ chấp thuận năm 2000, sau đó có điều chỉnh và bổ sung vào năm 2003 theo quyết định của Bộ GTVT.

Trong đó, với dự án ban đầu là cải tạo, nâng cấp đoạn Quốc lộ 1 từ An Sương đến An Lạc có chiều dài 14km, mở rộng 6 nút giao đồng mức và xây dựng bổ sung 6 cây cầu trên tuyến với tổng mức đầu tư hơn 831 tỷ đồng. Dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày cuối năm 2004, thời gian thu phí 145 tháng, tức đến ngày 31/1/2017 hết thời hạn.

Tuy nhiên, áp lực giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua khu vực trên liên tục gia tăng nên trước khi kết thúc thời gian thu phí dự án ban đầu, đơn vị này được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cho phép tiếp tục đầu tư bổ sung vào hợp đồng BOT thêm 4 công trình, nâng thời gian thu phí hoàn vốn đầu tư các hạng mục này kéo dài từ ngày 1/2/2017 đến hết tháng 1/2033.

Cụ thể, lần đầu tư bổ sung thứ nhất là công trình cầu vượt tại nút giao Tỉnh lộ 10/Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 10B/Quốc lộ 1, với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng, đưa vào khai thác vào ngày 30/8/2013.

Thứ 2 là công trình cầu vượt tại nút giao Hương Lộ 2/Tây Lân/Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư hơn 407 tỷ đồng, đưa vào sử dụng ngày 31/12/2014.

Thứ ba là công trình cầu vượt tại nút giao Lê Trọng Tấn/Nguyễn Thị Tú/Quốc lộ 1 với tổng số vốn hơn 510 tỷ đồng, đưa vào khai thác ngày 17/5/017.

Quốc Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm