1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

TPHCM: “Động đất” do xe lu tạo ra?

Ngày 8/6, phó giám đốc Công ty Điện lực TPHCM Lê Văn Phước cho biết do xe lu có độ rung mạnh nên khi chạy sát tường tòa nhà năm tầng của Điện lực Thủ Thiêm đã tạo ra <a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2006/6/122066.vip">những đợt rung chuyển nhỏ </a>và làm kính bị nứt.

Thực tế cuối năm 2005, khi xảy ra dư chấn, tòa nhà cũng không bị ảnh hưởng gì. Công trình này mới đưa vào sử dụng được sáu tháng và còn trong thời hạn bảo hành. Ông Phước nói qua kiểm tra nền móng công trình không phát hiện vấn đề gì.

 

Giáo sư Nguyễn Văn Đạt, chuyên gia về kết cấu công trình, cho rằng xe lửa là phương tiện có lực rung tác động lớn nhất đến công trình với khoảng cách tối đa khoảng 100m. Các phương tiện còn lại khoảng vài chục mét, tùy theo đất xốp hay cứng.

 

Đặt vấn đề về nền móng khu vực có yếu hay không, giáo sư Đạt cho rằng nền đất khu vực Cát Lái là đất sét pha, khá cứng. Riêng khu vực Giồng Ông Tố nền đất yếu khoảng 10m, khu vực An Khánh từ 27-30m.

 

Trong khi đó kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đặt vấn đề: so với xe lu, độ rung của xe bồn chở dầu lớn hơn. Nhiều xe chở dầu vẫn thường xuyên qua lại tuyến đường này nhưng vì sao không ảnh hưởng đến công trình?

 

Ông Lưu cho biết đang làm một số công trình tại đây và chưa thấy xảy ra tình trạng như tòa nhà năm tầng của Điện lực Thủ Thiêm. Nếu cho rằng nguyên nhân xe lu làm ảnh hưởng đến công trình thì phần tường cũng sẽ bị nứt.

 

“Trong tình huống trên, loại trừ việc tòa nhà bị rung thì nguyên nhân dẫn đến nứt kính có thể do quá trình lắp đặt không đúng kỹ thuật, giữa kính và khung sắt (nhôm) không có lớp cao su cần thiết để co giãn. Vì vậy khi nắng nóng làm nứt kính”, ông Lưu đưa ra giả thuyết.

 

Theo Phúc Huy

Tuổi Trẻ