1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Nội:

Tiếp cận "lò" bánh trung thu Xuân Đỉnh

(Dân trí) - Trưa 23/8, trời nắng ráo, con đường Xuân La dẫn vào làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm) đã được nâng cấp, mở rộng, nhìn bề ngoài không còn những hình ảnh nhớp nháp mỗi khi mùa làm bánh trung thu đến, nhưng nếu quan sát kỹ, vẫn còn những công đoạn... rùng mình.

Từ đường làng…

Con đường Xuân La thuộc quận Tây Hồ, nối liền với làng Xuân Đỉnh có hai thềm đường rộng thênh thang, cao ráo và nhìn sạch sẽ trở thành sân phơi bí lý tưởng cho những xưởng bánh trung thu. Sân phơi này có thể nói là bước đột phá về vệ sinh so với mọi năm. Hàng năm, khi chưa có con đường này thì đường giữa làng, đến mọi ngõ ngách đều trở thành chỗ để phơi các loại nguyên liệu.

Nhưng, vệ sinh hay không lại là ở con người. Nhìn lượng bí phơi ở thềm đường sẽ thấy rõ năm nay làng bánh không nhộn nhịp như các năm trước. Chỉ một góc nhỏ của con đường được sử dụng. Những tấm bạt dùng để phơi bí nhem nhuốc, cáu bẩn, nếu phơi trên thềm đường chắc chắn sẽ sạch hơn nhưng họ vẫn sử dụng bạt để khi gom lại cho tiện.
 
Tiếp cận "lò" bánh trung thu Xuân Đỉnh - 1
Bí phơi bằng những tấm bạt bẩn, người làm “lăn lộn” trên bí bằng cả tay và… chân.
 
Đến công đoạn đảo và gom bí, khi lớp trên của bí đã khô, sẽ được người làm đảo lên bằng… những đôi chân trần của họ. Rê chân đảo bí như người ta vẫn thường đảo thóc. Bí phơi khô được hốt vào bì bằng tay trần và bằng cả… chân, người làm thả những đôi dép bên ngoài rồi thản nhiên đi chân không “leo” giữa đống bí trắng xóa.
 
Những bể nước dùng để rửa bí “chơi vơi” giữa trời. Làm xong ca sáng, trước khi nghỉ trưa, mấy anh công nhân nhảy phóc lên trên thành bể rồi nhúng cả hai chân đi dép vào bể nước để rửa. Đến đầu giờ chiều, những bể này lại tiếp tục được dùng để rửa bí mà không cần được thay nước. Những bể nước này quanh năm “đầu trần” phơi nắng phơi sương, đến mùa (Tết và trung thu) được đưa vào sử dụng không cần qua khâu cọ rửa.
 
Một công nhân có thâm niên làm việc ở đây cho biết: “Có bể mà rửa thế này là còn sạch, các năm trước toàn rửa ở rãnh nước cuối làng, trâu bò đằm một bên, mình rửa một bên. Bây giờ con rãnh đó bị cạn nước rồi”.

Vào xưởng…

Vào trong làng, ở những ngõ tập trung nhiều xưởng làm bánh trung thu nhất năm nay cũng thưa

Theo báo cáo của UBND xã Xuân Đỉnh với đoàn kiểm tra Sở Y tế Hà Nội, từ đầu tháng 7 âm lịch, 130 người tham gia sản xuất bánh đã được kiểm tra sức khỏe. Mùa trung thu năm nay, Xuân Đỉnh dự kiến có 40 cơ sở (giảm 14 cơ sở so với năm 2007) tham gia sản xuất bánh nhưng có tới 8 cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

thớt hơn. Các chị các cô ngồi bệt giữa đất bóc hành, làm nhân bánh ở ngay trước các xưởng, giữa đường làng không một ai sử dụng găng tay.

Người làm bánh ở Xuân Đỉnh bây giờ rất cảnh giác, trước xưởng, ngoài một số công nhân đang làm việc, lúc nào cũng có người “canh chừng”, người lạ qua đây sẽ bị “soi” ngay. Mấy lần chúng tôi “gạ” hỏi chuyện công nhân của vài xưởng làm bánh, hỏi chưa đến đâu thì bị chủ nhà chạy ra đuổi thẳng cổ: “Bọn mày làm cái gì đấy, muốn chết không?”.

Đến một xưởng giữa làng, chúng tôi trình bày là muốn học cách làm bánh của làng nghề thì chủ nhà “hướng dẫn”: “Ra đầu làng tìm cụ H mà học, cụ ấy có nhiều kinh nghiệm làm bánh nhất làng”. Thế là lại thất bại.

Chúng tôi gặp may khi “nhằm” vào xưởng làm bánh tại nhà chỉ toàn công nhân đang làm việc, không có mặt chủ nhà. Con đường đi vào nhà vệ sinh phải qua bếp nấu bánh. Nhà vệ sinh “cầu tõm” với nhà nấu bánh thông với nhau, chỉ được ngăn bằng một bức tường. Chiếc “cầu tõm” này còn là chỗ để dựng những bao tải than, lâu lâu công nhân lại ghé vào hốt than bằng tay, đổ vào ba cái bếp đang nấu bí và bột.
 
Tiếp cận "lò" bánh trung thu Xuân Đỉnh - 2
Ngồi ngay giữa đường làng làm nhân bánh. 

Nền nhà nhem nhuốc vì than rơi vãi. Mấy nồi bánh, bột đang nấu không được đậy, dù mỗi lần công nhân thêm than, bật máy thổi lò, bụi lại bay mù mịt. Những chiếc muỗng gỗ to đùng để đảo bí đang sôi, quấy bột bánh dựng la liệt khắp bếp.

Phía thềm nhà lớn, nữ công nhân, nhóm đang nhào bột, nhóm thì đóng bánh vào gói. Tất cả mọi thứ đều “lăn lộn” giữa nền nhà và cũng chẳng một người nào sử dụng găng tay. Gần hai mươi công nhân làm ở đây đến từ Vĩnh Phúc và Hà Tây, họ cho biết chẳng một ai được khám sức khỏe trước khi vào làm việc.

Một anh công nhân tên H. đến từ Lập Thạch (Vĩnh Phúc) ngạc nhiên: “Mấy người chúng tôi đến xin làm việc thì người ta nhận, chứ có phải kiểm tra gì đâu. Mà làm bánh thế này có mệt bằng bốc đất cát hay kéo xe bò đâu mà phải kiểm tra sức khỏe cơ chứ”.

Bài và ảnh: Hoài Nam - Anh Tuấn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm