1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Thành lập Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ

(Dân trí) - Sáng 5/6, UBND xã Tịnh Kỳ tổ chức lễ công bố quy hoạch chi tiết Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ, nhằm đáp ứng dịch vụ cung cấp xăng dầu, đá lạnh, thu mua - chế biển hải sản, sửa chữa tàu, ngư lưới cụ… cho ngư dân.

Qua thống kê, khu vực xung quanh dự án gồm xã Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Bình Châu (Bình Sơn) có khoảng 3.500 tàu cá các loại, sản lượng đánh bắt ước khoảng 140.840 tấn/năm. Trước đây, nguồn  hải sản đánh bắt ở các ngư trường, đều được ngư dân Quảng Ngãi bán lại cho “đầu nậu” (thương lái) đóng đông lạnh, sau đó vận chuyển bán lại cho nơi khác, làm giá cả thu mua luôn bấp bênh.
Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ như bà đỡ cho ngư dân vươn khơi bám biển Việt Nam.

Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ như bà đỡ cho ngư dân vươn khơi bám biển Việt Nam.

Trên cơ sở quy mô dự án, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ đáp ứng chế biến hải sản 30.000 tấn/năm, nhà máy cơ khí phụ tùng cung cấp 1.000 bộ phụ tùng/năm, sản xuất đá lạnh (15.000 cây/ngày), nhà máy đóng tàu (350 tàu/năm), nhà máy sửa chữa (650 tàu/năm), cung cấp xăng dầu (70 tấn/ngày), sản xuất ngư lưới cụ (150 tấn/năm),… trên tổng diện tích 25ha.

Ông Lê Thành Sự - chủ đầu tư dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ - cho biết: “Lâu nay, ngư dân Quảng Ngãi thường bị tư thương ở xa đến thu mua, ép giá bán hải sản gây bấp bênh. Với Trung tâm này, chúng tôi cam kết thu mua hải giá với giá ổn định, niêm yết rõ ràng. Đồng thời, tạo điều kiện cho ngư dân tạm ứng nhiên liệu, đá lạnh, lương thực, sửa chữa tàu,… để họ có điều kiện vươn khơi bám biển ổn định. Điều quan trọng nữa, Trung tâm sẽ tiếp nhận lao động ở địa phương, vừa giải quyết việc làm ổn định, vừa tăng thêm thu nhập người dân khi chồng đánh bắt ngoài biển”.
Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ như bà đỡ cho ngư dân vươn khơi bám biển Việt Nam.

Với Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, miền đất nghèo ở Tịnh Kỳ thay đổi diện mạo mới cùng ngư dân bám biển.

Sự hình thành Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ, góp phần quan trọng thúc đẩy đời sống, kinh tế địa phương và nhu cầu cấp thiết của ngư dân. Ông Trần Đình Tiến – Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ khẳng định: “Với Trung tâm này, tôi đảm bảo chắc chắn đời sống người dân nâng cao hơn nhiều so với trước đây. Điều tôi tâm đắc nhất, ngư dân Tịnh Kỳ và các địa phương lân cận có thể sử dụng nhiên liệu, đá lạnh và ngu lưới cụ cần thiết, họ ra khơi mang nguồn lợi hải sản về mà không phải đắn đo chi phí ban đầu. Khi Trung tâm hoạt động ổn định, đây là điểm nhấn chính, mở ra trang mới trong sự phát triển vùng ven biển ở địa phương”.

Sau lễ công bố quy hoạch 1/500, chủ đầu tư và địa phương khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, thi công dự án trong năm 2014.

Hồng Long