1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Nghệ An:

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2

Nguyễn Phê

(Dân trí) - Theo báo cáo nhanh của Bộ chỉ huy bộ đội Biên Phòng tỉnh Nghệ An, hiện trên địa bàn đã có 1 chiếc tàu bị chìm khi đang neo đậu tại bến.

Ngư dân vùng biển Nghệ An đối phó với bão số 2

Theo báo cáo của Đồn Biên phòng Quỳnh Phương vào sáng 2/8/2020, tàu cá NA- 93679 TS của ông Lê Bá Tình (SN 1981, thường trú tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đang neo đậu ở Lạch Cờn trú tránh bão số 2 tàu bị nghiêng, chìm tàu. 

Hiện cơ quan chức năng đang lên phương án trục vớt chiếc tàu nói trên.

Tỉnh Nghệ An có 3.488 phương tiện với 17.440 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển. Hiện đã có 3.391 phương tiện với 16.776 lao động đã về đất liền an toàn. Trong đó, phương tiện đang neo đậu ở ngoại tỉnh có 97 cái với 664 người; Các phương tiện của tỉnh khác vào địa bàn tỉnh Nghệ An để trú tránh bão gồm 27 phương tiện với 154 lao động.

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 1

Đến thời điểm này, Nghệ An đã có 1 tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2.

Tại thời điểm hiện nay có khoảng 300 du khách đang lưu trú tại Thị xã Cửa Lò. Tất cả các khách du lịch và chủ các cơ sở lưu trú đã nắm được thông tin về diễn biến của cơn bão số 2. 

Bên cạnh đó, Nghệ An cũng chỉ đạo các địa phương ven biển chuẩn bị tất cả các phương án, sẵn sàng di dân khi có lệnh. Dự kiến phương án di dời tại chỗ: 16.200 người; sơ tán đến chỗ ở khác 2.000 người.

Cụ thể, huyện Quỳnh Lưu di dời tại chỗ 400 người; thị xã Hoàng Mai di dời tại chỗ 500 người; huyện Diễn Châu di dời tại chỗ 12.500 người; Sơ tán đến chỗ khác 2.000 người; huyện Nghi Lộc di dời tại chỗ 1.200 người; thị xã Cửa Lò di dời tại chỗ 1.600 người. 

Đồng thời tại các khu vực dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven suối ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nhà ở không an toàn cũng chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn. 

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 2

Vùng ven biển Nghệ An dự kiến bão số 2 diễn biến phức tạp sẽ di dời hơn 16.000 dân tại chỗ.

Chỉ trong chưa đầy 24 giờ qua, trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn đã xảy ra tình trạng sạt lở ở 4 vị trí đắc địa, gây khó khăn cho người và phương tiện giao thông qua lại. Cụ thể, 4 vị trí sạt lở gồm đường vào xã Mường Típ, Mường Ải, Bảo Nam và Khối 4 thị trấn Kỳ Sơn. 

Hiện nay địa phương đã sẵn sàng phương án di dời dân khi có mưa lũ đến nơi ở an toàn như trụ sở UBND xã, trường học, đồn biên phòng, ở nhờ các nhà dân có nơi ở an toàn.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 19 hồ chứa thủy điện đang vận hành khai thác. Trong đó, có 8 hồ chứa (Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mộ, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng) đang thực hiện vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả. 

 Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 có tên quốc tế là Sinlaku trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến, tính từ 19 giờ ngày 31/7 đến 07 giờ ngày 02/8/2020 phổ biến từ 70- 200mm, cụ thể tại một số trạm như sau: Quỳ Châu: 47,0mm; Quỳ Hợp: 79,0mm; Nghĩa Khánh: 83mm; Con Cuông: 98,0mm; Dừa (Anh Sơn): 143,0mm; Đô Lương: 114,0mm; Yên Thượng (Thanh Chương): 154,0mm; Nam Đàn: 135,0mm; Chợ Tràng (Hưng Nguyên): 214,0Omm; Vinh: 211,0 mm; Quỳnh Lưu: 79,0mm; Cửa Hội: 224,0mm. 

Ngày từ ngày hôm qua, tỉnh Nghệ An đã có lệnh cấm biển, đồng thời, lực lượng vũ trang Nghệ An gồm Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai tại các đơn vị trực thuộc

Đại tá Trần Hải Bình, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An cho báo chí biết, đến tối 1/8, toàn bộ tàu thuyền trên biển đã được gọi vào bờ tránh trú an toàn.

Đặc biệt, trong sáng nay (2/8), Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã có Công điện khẩn về việc ứng phó với bão số 2.

Cụ thể, với khu vực ven biển và các đảo, tiếp tục tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện (kể cả tàu vận tải và tàu du lịch)... 

Tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.

Đối với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị: Các địa phương khẩn trương rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm; trong đó cần lưu ý công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại khu vực sơ tán. 

Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển.

Đối với khu vực miền núi: Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Vận hành an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện...

Dưới đây là một số hình ảnh do PV Dân trí ghi lại sáng và trưa 2/8 khu vực ven biển Nghệ An trước diễn biến phức tạp bão số 2:

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 3

Bộ đội giúp ngư dân buộc chằng néo tàu thuyền.

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 4

Tàu Hải đội 2 sẵn sàng trực chống bão.

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 5

Sáng 2/8, đoàn công tác số 2 của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An do Đại tá Dương Hồng Hải làm trưởng đoàn tiếp tục các hoạt động kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó bão số 2 tại địa bàn TX Cửa Lò, Đồn BP cửa khẩu cảng Cửa Lò - Bến Thủy và Hải đội 2...

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 6
Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 7

Hàng trăm nhà hàng ven biển Cửa Lò đóng cửa, chằng néo nhà cửa để đối phó với bão số 2.

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 8
Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 9

Một tấm biển lớn ở đường ven biển Cửa Lò đã bị gió giật đổ.

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 10

Hàng trăm thuyền thúng của ngư dân đã được vào bờ an toàn.

Tàu cá bị chìm do ảnh hưởng bão số 2 - 11

Vùng biển Cửa Lò sóng lớn, nước biển dâng cao.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm