Dự án Luật Báo chí sửa đổi:
Tập đoàn kinh tế nhà nước có thể ra báo?
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, mặc dù quy định hiện hành không cho phép các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thành lập cơ quan báo chí nhưng trên thực tế thì nó vẫn diễn ra.
Hôm qua 16/7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo về Luật Báo chí (sửa đổi). Bản dự thảo lần thứ 9 về dự án luật này đã được đưa ra với khá nhiều quy định mới.
Có cả chủ nhiệm và tổng biên tập báo
Theo dự án luật, người đứng đầu cơ quan báo chí là chủ nhiệm (báo in, báo điện tử), tổng giám đốc, giám đốc (đài phát thanh, truyền hình). Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật về nội dung thông tin trên báo chí và mọi hoạt động của cơ quan báo chí.
Đó là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, ký duyệt nội dung chương trình các sản phẩm, quyết định số lượng in và giá các ấn phẩm, quản lý và tổ chức nhân sự, tài sản, cơ sở vật chất... của cơ quan báo chí.
Dưới chủ nhiệm sẽ là tổng biên tập, chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất nội dung ấn phẩm của báo in, nội dung báo điện tử; kênh, hệ hoặc ban chương trình của đài phát thanh, truyền hình, chương trình nghe nhìn, thời sự.
Phải quy định rõ cơ chế ưu đãi thuế
Đối với vấn đề ưu đãi tài chính cho hoạt động của cơ quan báo chí, ông Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam không đồng tình với quy định chung chung trong dự thảo luật là “Chính phủ quy định chính sách ưu đãi về thuế”.
Ông Trung cho biết lâu nay quan điểm vẫn là ưu đãi thuế nhưng cơ quan báo chí vẫn phải nộp 28% thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bình thường. Vậy lần này phải quy định rõ vấn đề này trong luật để có cơ sở thực hiện. |
“Một ông tổng biên tập không thể lo mọi thứ, bao quát mọi ấn phẩm. Do vậy, cần các tổng biên tập chịu trách nhiệm cụ thể về nội dung từng ấn phẩm” - ông Lượng nói. Như vậy, một cơ quan báo chí có thể có nhiều tổng biên tập.
Tập đoàn kinh tế được ra báo?
Đây là một vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, mặc dù quy định hiện hành không cho phép các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thành lập cơ quan báo chí nhưng trên thực tế thì nó vẫn diễn ra.
“Ví dụ, trước đây có Bộ Điện-Than, Tổng cục Đường sắt, Tổng cục Cao su... đều là các cơ quan quản lý nhà nước được quyền thành lập cơ quan báo chí và xuất bản các ấn phẩm báo chí.
Sau khi các cơ quan, tổ chức này chuyển thành mô hình tập đoàn, tổng công ty thì các cơ quan báo chí trực thuộc vẫn hoạt động và các ấn phẩm vẫn ra đời. Đây là thực tế đòi hỏi chúng ta phải xử lý trong luật sửa đổi lần này” - ông Doãn cho biết.
Không đồng tình với việc các tổng công ty, tập đoàn kinh tế được ra báo, ủy viên ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thống, cho rằng: Đã không có báo chí tư nhân thì không nên có báo chí của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.
Rồi đây sẽ có những tập đoàn kinh tế lớn không phải của nhà nước và ngay cả các tập đoàn kinh tế của nhà nước cũng được cổ phần hóa thì quản lý báo chí thế nào?
Nghĩa vụ cung cấp thông tin và quyền được thông tin
Ông Hoàng Hữu Lượng cho rằng tuy Chính phủ đã có quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nhưng lâu nay vẫn tồn tại thực trạng là cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm không cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
Ngay cả những sự kiện, vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận, phóng viên đến hỏi thì người có trách nhiệm cũng không trả lời, dẫn đến việc phóng viên phải đi tìm nguồn khác. Đây là nguyên nhân của tình trạng thông tin trên mặt báo thiếu chính xác.
Dự án luật lần này quy định các tổ chức phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp. Cơ quan báo chí sử dụng thông tin phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin.
Cạnh đó, dự luật cũng quy định rõ: Đối với các vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.
Báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình nhưng không được quy kết tội danh. Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin, trừ trường hợp được chánh án TAND cấp tỉnh yêu cầu khi xét thấy thật sự cần thiết.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Quy định mở để phát triển tập đoàn báo chí Thưa ông, hiện nay nhiều cơ quan báo chí đang được tổ chức và hoạt động theo mô hình tập đoàn báo chí. Vậy có nên quy định vấn đề này trong luật không?
Thứ hai, quy định về tài chính cho cơ quan báo chí cũng rất đa dạng: từ cơ quan chủ quản cấp, từ bán báo, quảng cáo và các kinh doanh dịch vụ khác (có giới hạn). Một điều khoản mới cũng được thiết kế trong dự luật lần này là việc liên kết trong hoạt động báo chí. Đó là những quy định theo hướng mở để các cơ quan báo chí có điều kiện phát triển theo xu hướng tập đoàn báo chí. Nhiều cơ quan báo chí đề nghị cần quy định rõ ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp trong luật báo chí. Quan điểm của ông như thế nào? Thực ra trong luật cũ cũng đã đề cập đến vấn đề ưu đãi thuế cho hoạt động của cơ quan báo chí. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai của các cơ quan nhà nước chưa được cụ thể và đầy đủ. Tôi nghĩ lần này luật nên quy định rõ hai điểm. Thứ nhất là các chính sách cụ thể phát triển báo chí, tạo điều kiện để báo chí hoạt động. Thứ hai là về tài chính, phải có ưu đãi về thuế, phí trong hoạt động báo chí. Nếu chúng ta quy định được cụ thể thì sẽ tạo cơ sở rất tốt cho Chính phủ đưa ra chính sách phù hợp. Chúng ta khẳng định là không có báo chí tư nhân nhưng trên thực tế không ít cơ quan báo chí được cá nhân, tổ chức đổ tiền vào đầu tư. Vậy luật cần quy định thế nào để tránh xu hướng tư nhân hóa báo chí? Đúng là trên thực tế có tình trạng cá nhân, tổ chức tham gia vào các công đoạn nào đó của hoạt động báo chí như quảng cáo, phát hành... Để xử lý vấn đề này, luật đã quy định việc liên kết trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, cần phải khẳng định là chúng ta không có báo chí tư nhân và vì thế tư nhân không thể chủ quản báo chí. Cá nhân, tổ chức có thể tham gia ở mức độ khác nhau trong quá trình hoạt động của cơ quan báo chí nhưng cơ quan chủ quản báo chí và người đứng đầu cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung các ấn phẩm của cơ quan báo chí đó. Xin cám ơn ông! |
Theo Lê Kiên
Báo Pháp luật TPHCM