1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Sẽ gắn hệ thống định vị lên thiết bị chứa nguồn phóng xạ

Sau vụ việc máy chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có chứa nguồn phóng xạ nguy hiểm bị đánh cắp hôm 12/9 gây hoang mang dư luận, UBND TPHCM đã gửi thông báo yêu cầu Sở Khoa học Công nghệ TP đề xuất phương án gắn hệ thống định vị lên các thiết bị chứa chất phóng xạ. <br><a href='http://dantri.com.vn/xa-hoi/bat-them-1-nghi-pham-trom-thiet-bi-chua-phong-xa-nguy-hiem-945982.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Bắt thêm 1 nghi phạm trộm thiết bị chứa phóng xạ nguy hiểm </b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/xa-hoi/luc-luong-hung-hau-tim-thiet-bi-chua-phong-xa-bi-mat-o-tphcm-945596.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Lực lượng hùng hậu tìm thiết bị chứa phóng xạ bị mất ở TPHCM</b></a>

Sẽ gắn hệ thống định vị lên thiết bị chứa nguồn phóng xạ

Thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) từng bị đánh mất có thể được gắn hệ thống định vị. Ảnh: Sở KHCN TPHCM

 

 

Đây được cho là phương pháp tối ưu để quản lý các thiết bị có nguồn phóng xạ nguy hiểm cho con người. Qua hệ thống định vị, vị trí của các thiết bị phóng xạ sẽ hiển thị trong phần mềm ứng dụng GIS, dạng bản đồ. UBND TP cũng yêu cầu Sở Khoa học Công nghệ TP thành lập tổ ứng phó sự cố phóng xạ, bức xạ. Đề xuất mua các trang thiết bị chuyên dùng để kịp thời phát hiện, xử lý các nguồn phóng xạ, bức xạ khi lọt ra môi trường trong thời gian nhanh nhất.

 

Hiện nay, ở Việt Nam, việc quản lý các thiết bị có chứa nguồn phóng xạ đều dựa trên cơ chế thanh, kiểm tra các cơ sở qua từng mốc thời gian cụ thể.

 

Theo Sở Khoa học Công nghệ TP, hiện có hơn 1.200 thiết bị chứa chất phóng xạ đang hoạt động trong 700 cơ sở y tế, nhà máy công nghiệp trên địa bàn. Đa phần những thiết bị này dùng để chụp ảnh xuyên thấu (NTD). Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP, cho biết thêm, ngày 1/10, Sở Khoa học Công nghệ TP sẽ báo cáo UBND TP về các phương án gắn hệ thống định vị lên thiết bị phóng xạ.

 

Sẽ gắn hệ thống định vị lên thiết bị chứa nguồn phóng xạ

Cấu tạo bên trong thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) từng bị đánh mất có thể được gắn hệ thống định vị. Ảnh: Sở KHCN TPHCM

 

Trước đó, ngày 12/9, Ngô Quốc Vương và Đặng Xuân Lưu đã lấy trộm thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium – 192 của một Cty tại phường 4, quận Tân Bình về nhà cất giấu và đi bán ve chai với giá 200.000 đồng. Nếu chất phóng xạ này bị phát tán ra môi trường, con người sẽ bị bỏng, nhiễm độc và chết.

 

Vụ việc đã gây hoang mang dư luận. Vương và Lưu đã bị Công an Tân Bình bắt về hành vi trộm cắp tài sản.

 

Theo Lê Tuyết
 Lao Động