1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

TT-Huế:

Rừng lâu năm bị phá, kiểm lâm... không biết (!)

(Dân trí) - Một vùng rừng tự nhiên với cây lâu năm tuổi tại huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế đã bị lâm tặc vào phá tan dù trạm kiểm lâm cách đó không xa. PV Dân trí đã vào tận hiện trường, ghi nhận vụ việc nghiêm trọng này.

Rừng tự nhiên lâu năm bị phá không thương tiếc

Vào cuối tháng 8/2013, qua nguồn thông tin của người dân, chúng tôi đã hóa trang thành những thường dân. Trên chiếc xe máy cà tàng mượn được, vượt qua những đèo dốc cao và suối nhỏ, chúng tôi đã tiếp cận được vùng rừng tự nhiên trên thuộc địa phận thôn Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.

Lối đi vào theo đường mòn chính đã bị chận lại dường như có chủ ý bởi một cây tràm bị chặt. Chúng tôi bỏ xe lại bên ngoài, và đi bộ, leo dốc chừng nửa tiếng thì đến hiện trường. Những dãy núi lớn với bạt ngàn cây xanh lớn ở trước mắt. Và con đường mòn ban nãy bỗng rộng ra và đẹp một cách bất thường do được xe ủi mở đường, nhằm có lối đi để những xe tải lớn vào chở gỗ lâu năm khai thác trái phép.

Đường mòn được mở lớn tạo lối vào hiện trường đào rừng

Đường mòn được mở lớn tạo lối vào hiện trường đào rừng
Ở hai bên con đường không biết của ai mở rộng này, nhiều cây cổ thụ đã bị chặt
Ở hai bên con đường không biết của ai mở rộng này, nhiều cây cổ thụ đã bị chặt
Ở hai bên con đường "không biết của ai" mở rộng này, nhiều cây cổ thụ đã bị chặt

Hai bên con đường lớn này, nhiều gốc cây cổ thụ bị đốn ngã chỉ còn trơ gốc, một số thân cây lớn nằm nghiêng bên bờ vực chờ người đến lấy. Có gốc cây to hơn vòng tay người ôm với dấu chặt khoảng 1 năm nay. Phía dưới thung lũng bên trái, có một lán trại là nơi nghỉ của lâm tặc. Tiến sâu hơn, bỗng có 3 chiếc xe máy đi rừng, sau có gùi thêm gạo, thịt lợn tảng. Rất dễ dàng để thấy dấu vết của những kẻ phá rừng, chứng tỏ việc này đã diễn ra thường xuyên, dù trạm kiểm lâm Phong Sơn chỉ cách đó hơn 3 cây số.

Ở phía cuối con đường là ngõ cụt, ngay sát đó là một dốc khá cao dẫn lên phía khu rừng tự nhiên ở trên cao. Hàng loạt súc gỗ lớn được chặt tỉa gọn gẽ tươi nguyên được lâm tặc lăn từ trên cao xuống sau khi chặt, nằm chất đầy trên con dốc.

Ở hai bên con đường không biết của ai mở rộng này, nhiều cây cổ thụ đã bị chặt
Các khúc gỗ được lâm tặc chặt xong và tuồn xuống con dốc phía dưới, nơi tiếp giáp với con đường mòn được mở lớn

Ngồi chờ khoảng vài phút, chúng tôi nghe thấy tiếng “Zô ta, lên lên lên, một hai ba…” của lâm tặc hò để đẩy gỗ. Và tiếp theo là tiếng ầm ầm của một thân gỗ to vừa được lâm tặc đẩy xuống dốc. Những mảng bụi bốc lên. Và có bóng lâm tặc thấp thoáng phía trên con dốc. Bỗng nghe thấy tiếng của chúng tôi bên dưới, chúng nhanh chóng chạy lên nhanh như sóc và biến mất vào những cánh rừng xanh. Sau một lúc, chúng tôi không nghe thấy có tiếng người ở trên nữa, chứng tỏ do “có động”, lâm tặc đã rút khỏi hiện trường và ẩn nấp trong rừng.

Quyết định tiếp cận hiện trường dù nguy hiểm, chúng tôi leo dốc lên. Có đoạn phải đi cả trên gỗ vì thân gỗ nằm đầy choán hết lối mòn. Càng lên cao, càng thấy nhiều gốc cây còn nguyên mùn cưa vì mới bị đốn hạ vào sáng cùng ngày. Có các thân cây với tuổi đời trên trăm năm tuổi, bán kính cả mét với lớp vỏ ngoài được bóc hết chỉ còn trơ lại thân đang rỉ nhựa. Ước tính sơ bộ đã có khoảng gần 30 súc gỗ to được chặt cỡ 2-3m/súc nằm la liệt từ đầu dốc đến cuối dốc. Có một lưỡi cưa máy, một chai dầu luyn và một số bịch nước mà do tháo chạy gấp, chúng đã quên không lấy được.

Một thân gỗ rất lớn vừa được bóc vỏ, vẫn còn nhựa rỉ ra rất mới

Một thân gỗ rất lớn vừa được bóc vỏ, vẫn còn nhựa rỉ ra rất mới
Nhiều cây to đã bị đốn hạ dễ dàng

Nhiều cây to đã bị đốn hạ dễ dàng
Và chất thành đống, chỉ chờ vận chuyển
Và chất thành đống, chỉ chờ vận chuyển
Các đòn bẩy để đẩy cây từ khu vực khai thác xuống dốc
Các đòn bẩy để đẩy cây từ khu vực khai thác xuống dốc

Lâm tặc đã thực hiện công tác đẽo gọt gọn gàng để khi chuyển ra, gỗ sẽ được xe đưa về xưởng thi công ngay chứ không cần tốn sức làm nữa. Điều này, cho thấy, lâm tặc đã rất thoải mái khi chặt cây ở vùng này, khác với những nơi khác, phải làm lén lút. Sau khi ghi hình, chụp ảnh đầy đủ, chúng tôi rời khỏi hiện trường về lại chỗ đã thấy 3 chiếc xe máy của lâm tặc thì đã biến mất. Có thể chúng đã lợi dụng khi PV lên thì đã đi đường rừng theo lối vòng, về và lấy xe máy tẩu thoát.

Video gỗ tự nhiên lâu năm bị chặt phá tại hiện trường:



Kiểm lâm không biết rừng bị phá?

Phóng viên điện thoại cho Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Phong Điền, ông Mai Chiến vào lúc hơn 10h sáng để báo tình hình về việc PV đã tiếp cận được cánh rừng tự nhiên đang bị phá, ông Chiến nói sẽ điều động ngay kiểm lâm viên ở trạm Phong Sơn gần đó (cách khoảng hơn 3km – PV) lên. Nhưng phải đến sau 2 tiếng đồng hồ, lúc hơn 12h trưa, khi chúng tôi đi xe máy về quá nửa đường, mới thấy một tốp kiểm lâm 3 người lên tới. Trên đường về cùng các kiểm lâm, chúng tôi thấy nhiều kẻ khả nghi ẩn nấp hai bên đường với những khúc gậy sát bên, gương mặt những kẻ này đáng ngờ và dữ tợn.

Một đối tượng khả nghi theo dõi PV
Một đối tượng khả nghi theo dõi PV

Về tại trạm kiểm lâm Phong Sơn, ông Phan Dũng, trưởng trạm cùng các nhân viên giải thích cho lý do vào chậm là vì “không tìm thấy đường vào nên đi lòng vòng”. Sau đó vài phút, ông Nguyễn Văn Hùng, Hạt phó Hạt kiểm lâm Phong Điền đi xe máy tới, thay cho cấp trên là ông Mai Chiến đang nằm viện vì đau nặng.

Ông Phan Dũng, Trạm trưởng kiểm lâm Phong Sơn (đứng) xác nhận khu vực phá rừng với PV
Ông Phan Dũng, Trạm trưởng kiểm lâm Phong Sơn (đứng) xác nhận khu vực phá rừng với PV
PV tiếp cận 1 gốc cây to bị đốn hạ với vết mùn cưa còn mới toanh
PV tiếp cận 1 gốc cây to bị đốn hạ với vết mùn cưa còn mới toanh

Sau khi giở bản đồ, ông Hùng cho hay, đây là “Khu vực giao rừng tự nhiên cho nhóm hộ quản lý thuộc thôn Thanh Tân” với diện tích rừng tự nhiên là 211 hecta. “Mười năm trước, trữ lượng rừng tự nhiên không cao, nhưng cho đến năm nay, trữ lượng rừng tự nhiên đã lên tới trên 70m3/hecta. Ở đây cây lâu năm nhiều, nhiều nhất là tim lan, dẻ. Từ lúc giao cho dân năm 2003 đến giờ thì hiện tượng phá rừng này là không có.

Trong quá trình đi tuần tra, đánh giá, chúng tôi cũng không thấy hiện tượng này, kể trong cả thời gian vừa rồi. Ngành đã có họp với 3 cộng đồng dân cư tại khu vực, cộng đồng cũng đều có đi tuần tra, và không hề phát hiện phá rừng. Lần tuần tra mới nhất gần đây là tháng 7/2013. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi sự sơ suất vì có thể hôm nay đi không thấy phá, nhưng ngày mai thì có” – ông Hùng trao đổi.

Video trả lời của kiểm lâm:


Đặt câu hỏi, “Báo chí phát hiện ra phá rừng, các anh nghĩ sao?”, ông Hùng trả lời “Về phía kiểm lâm trong công tác quản lý rừng chưa thật sâu sát với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tổ chức với cộng đồng để kiểm tra lại”.

Ông Phan Dũng, Trưởng trạm kiểm lâm Phong Sơn cho rằng, có thể người dân địa phương vào rừng khai thác trái phép gỗ tự nhiên với tính chất nhỏ lẻ. Nhưng với những gì PV chứng kiến được, đây là vụ khai thác có tính chất quy mô và có tổ chức. Vì với hiện trường bị phá rừng, con đường nơi dẫn vào đã khác xa so với những gì gọi là “nhỏ lẻ”.

Sau khi xe chúng tôi rời bánh ra khỏi “điểm nóng” vào 13h30’ chiều 24/8, có đến 3 nhóm người khả nghi đứng chốt ở hai bên đường ra, cách khoảng 1 cây số một nhóm để theo dõi báo chí.

Lưỡi cưa của lâm tặc bỏ lại hiện trường

Lưỡi cưa của lâm tặc bỏ lại hiện trường
Và 3 xe máy để tại hiện trường
Và 3 xe máy để tại hiện trường. Việc khai thác gỗ tự nhiên lâu năm diễn ra dễ dàng dù trạm kiểm lâm cách đó không xa

Ngay trong ngày, ông Hùng đã điều động các kiểm lâm viên lên kiểm tra lại hiện trường. Vào ngày 25/8, ông Mai Chiến, Hạt trưởng Kiểm lâm Phong Điền cho biết, lực lượng đang vào rừng đưa gỗ bị khai thác bất thường trên ra trạm Phong Sơn, tiếp tục có kế hoạch để xử lý.

Một gốc cây mới bị cưa tận gốc còn vết mùn cưa

Một gốc cây mới bị cưa tận gốc còn vết mùn cưa
một gốc cây khác ven đường đã bị đốn từ trước.

một gốc cây khác ven đường đã bị đốn từ trước.

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm