1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đồng Tháp:

“Rèn” cán bộ biết cười, sa thải người kém năng lực

(Dân trí) - Để cán bộ gần dân hơn, Đồng Tháp đã cho tháo tấm kính tại các phòng một cửa; tổ chức ngày thứ 6 nghe dân nói; quy định cán bộ phải biết cười với dân… Đồng Tháp cũng đang thử nghiệm việc đánh giá công chức qua phần mềm, nhận trả hồ sơ qua bưu điện...

Đổi mới để gần với dân

Liên tiếp 1-2 năm trở lại đây, tỉnh Đồng Tháp được xem là một trong những tỉŮh đi đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện nhiều mô hình gần với dân, như: tại TP Cao Lãnh, Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Hải cho tháo tấm kính tại các phòng một cửa để người dân đến liên hệ công việc thuận lợi hơn, người dân khôngĠphải cúi gầm đầu trao đổi với cán bộ… Ngoài ra, thành phố này còn cho tuyển thêm cán bộ đóng chốt trước phòng một cửa để sẵn sàng hướng dẫn người dân khi họ đến liên hệ công việc.

Sau một thời gian thực hiện việc tháo dỡ kính tại các phòng một cửa, đã ghi nhận sự hài lòng của người dân. Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp - ông Lê Minh Hoan - đã chỉ đạo các địa phương khác thực hiện học tập theo cách làm của TP Cao Lãnh.

“Rèn” cán bộ biết cười, sa thải người kém năng lực
Tại buổi họp giao ban báo chí 6 tháng đầu năm 2014, ông Lê Minh Hoan nêu quyết tâm thay đổi lề lối làm việc của cán bộ

Ông Lê Vĩnh Tân - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nay là Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương, nêu quan điểm: cán bộ không đủ chuẩn, không biết cười, không đồng cảm với dân thì nên nghỉ việc. Thể hiện rõ quyết tâm này, Đồng Tháp đã xây dựng kế hoᶡch “nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã đến năm 2015".

Theo đó sẽ saĠthải các cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn. Riêng 30 xã nông thôn mới sẽ có 100% cán bộ đạt trình độ đại học. Tỉnh dự kiến chi hơn 30 tỉ đồng để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, trong đó 12,5 tỉ đồng là tiền chi trả chế độ cho nhữngč người nghỉ việc.


Ngoài ra, để chính quyền gần dân hơn, Tỉnh ủŹ Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo cho nhân rộng mô hình “ngày thứ sáu nghe dân nói” tại xã Tân Thành, huyện Thanh Bình ra nhiều địa phương khác. Theo đánh giá bước đầu, mô hình này rất được người dân đồng tình, với chính quyền có dịp nghe dân nói, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của người dân… Tuy nhiên, ở một số nơi, do trình độ của cán bộ còn hạn chế, chưa nắm vững về chủ trương, chính sách của Đảng hoặc có nhiều ý kiến của người dân vượt tầm nên chỉ mang tính chất ghi nhận rồi kiến nghị, chưa thể giải quyết thấu tình đạt lý cho người dân.


Vừa qua, tại buổi họp giao ban báo chí, ông Lê Minh Hoan cũng cho biết, để giảm bớt phiền hà chů người dân, Đồng Tháp đang thực hiện thí điểm việc nhận và trả hồ sơ cho người dân qua hệ thống bưu điện. Mô hình này bước đầu đang được thử nghiệm trên địa bàn TP Cao Lãnh.


Người dân thành phố Cao Lãnh sẽ có 2 phương án lựa chọn: gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đều tại nhà; hoặc trực tiếp đi nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, còn kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính sẽ được chuy᷃n phát đến tận nhà người dân.

 

“Nâng cấp” cán bộ từ việc đánh giá bằng phần mềm

 

Tại buổi họp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, Bí Thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan một lần nữa nhắc lại quyết tâm của Đồng Tháp trong việc thực hiện cải cách, từng bước xây dựng một chính quyền biết phᷥc vụ nhân dân là trọng tâm. Do vậy, tư duy, trình độ của mỗi cán bộ là quan trọng. Đây cũng là lí do Đồng Tháp đang thử nghiệm việc đánh giá công chức qua phần mềm.

Liên quan đến vấn đề đánh giá công chức, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Tháp cho biết, theo kết quả đánh giá công ţhức năm 2013 ở tỉnh Đồng Tháp, số công chức cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh có tỉ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 40,63%, cấp huyện là 36,15%, cấp xã là 31,20%; hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cấp tỉnh là 55,45%, cấp huyện là 61,52%, cấp xã là 61,6ij%. Các số liệu này thể hiện, số công chức được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ rất ít.

Nói về thực trạng này, ông Lê Minh Hoan cho biết, đây không chỉ là thực trạng diễn ra tại Đồng Tháp mà có thể thấy ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận xét, có tới 30% công chức "không có cũng được", bởi họ không mang lại bất cứ hiệu quả công việc nào. Để việc đánh giá khách quan, không còn vị nể, nhìn mặt đánh giá như bao năm qua cũng như giúp cho cấp sử dụng và cơ quan, đơn vị quản lý điều chỉnh, bổ sung cho quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng… tỉnh Đồng Tháp thực hiện việc đánh giá cán bộ qua phần ŭềm máy vi tính.

“Rèn” cán bộ biết cười, sa thải người kém năng lực
Hiện tại tỉnh Đồng Tháp đang dồn lực thực hiện đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh để nâng cao đời sống và thu nhập cho bà con nông dân

Cũng theo báo cáo của Sở Nội vụ, hiện phần mềm đánh giá công chức đang được thử nghiệŭ cấp tỉnh và huyện, trong đó với cấp tỉnh áp dụng cho các Phó Giám đốc Sở và tương đương, các Trưởng phó phòng, tất cả công chức; cấp huyện áp dụng cho các Phó chủ tịch, các Trưởng phó phòng và tất cả các công chức.

Sau hai tháng thực hiện đề án cho thấy vẫn còn nhiều công chức (kể Ċcả lãnh đạo) chưa tham gia thực hiện việc đánh giá qua phần mềm nên Sở Nội vụ đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc.

Quyết tâm “rèn” cán bộ biết cười và phục vụ nhân dân; nâng cao trìnŨ độ quản lý cán bộ, công chức; tạo cơ chế thuận lợi cho DN phát triển, gắn kết bền chặt với người dân theo cơ chế thị trường… là những nhiệm vụ trọng tâm mà Đồng Tháp đã thực hiện trong mấy năm qua. Và những nhiệm vụ này đươc Đảng ủy, Ủy ban tỉnh Đồng Ŕháp tiếp tục kiện toàn, thực hiện song song với những nhiệm vụ khác trong thời gian tới. Đây là “đòn bẩy” giúp Đồng Tháp hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, chính trị xã hội bền vững, thực hiện thành công đề án tái cơ cấu nền nông nŧhiệp của tỉnh trong giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.


Nguyễn Hành

Bình luận (0)
để gửi bình luận