1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Thiệt hại 3000 tỉ đồng ở dự án Khu đô thị Nam Thăng Long:

"Quyết định của UBND TP Hà Nội có dấu hiệu trái pháp luật"

(Dân trí) - Với tư cách là một công dân am hiểu pháp luật, ông Hoàng Quốc Hùng, Phó Chánh thanh tra Bộ Tư pháp cho rằng, trong vụ việc “<a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2006/9/143849.vip">Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng</a>” ở dự án khu đô thị Nam Thăng Long, quyết định 4622 về giá thu tiền sử dụng đất của UBND TP Hà Nội có dấu hiệu làm trái quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.

Những bình luận của ông dựa trên quan điểm pháp lí thông qua việc phân tích những thông tin trên bài báo. Theo đó, QĐ 4622 của UBND thành phố Hà Nội có hai cái vô hiệu: vô hiệu về mặt cơ sở pháp lí vì dựa trên những văn bản mà NĐ 188 đã thay thế và bãi bỏ; vô hiệu về nội dung vì không tuân thủ nguyên tắc của NĐ 188 đã qui định.

Thưa ông, quyết định 4622/UB-NNĐC ngày 14/12/2004 của UBND TP Hà Nội về giá thu tiền sử dụng đất của dự án Khu đô thị Nam Thăng Long được đưa ra sớm hơn vẻn vẹn 16 ngày so với giá đất mới được thành phố công bố và áp dụng chính thức (1/1/2005). Đáng nói nữa là trước khi có quyết định 4622, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 188/CP về khung giá đất và phương pháp tính giá đất. Ông có bình luận gì về các “khoảng cách” ngày như trên và sự chênh lệch giá trị cực lớn mà quyết định 4622 tạo nên?  

Ta phải đi từ ngày ban hành nghị định của Chính phủ số 188 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất là ngày 16/11/2004. Tại điều 17, điều khoản thi hành của NĐ 188, khoản 1 ghi rõ: Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Đó là công báo số 25 ngày 24/11/2004, ta cộng thêm 15 ngày nữa thì ngày 9/12/2004 là ngày có hiệu lực của nghị định 188.

Quyết định 4622 kí vào ngày 14/12/2004, mặc nhiên rằng thời điểm này nghị định 188 đã có hiệu lực 5 ngày. Và quyết định 4622 lúc đó buộc phải tuân thủ theo 188.

Suy luận của tôi theo như thông tin bài báo cung cấp, sở dĩ giá đền bù thấp gấp 8 -10 lần là vì 4622 đã căn cứ vào nghị định 87 ngày 17/8/1994 và nghị định 17 ngày 21/3/1998 của Chính phủ về việc qui định khung giá các loại đất. Trong khi đó, điều 17, khoản 1 của NĐ 188 ghi rõ NĐ 188 thay thế cho hai nghị định nói trên. Như vậy, theo khoa học pháp lí, rõ ràng anh căn cứ vào những cái đã bị bãi bỏ, bị thay thế rồi thì đương nhiên anh đã vô hiệu ngay khi ra đời.

Nhưng thời điểm quyết định 4622 ra đời thì chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 188? Vậy lúc đó QĐ 4622 phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Theo nguyên tắc pháp lí thì thực hiện nghị định còn có các văn bản dưới nghị định để hướng dẫn. Tuy nhiên, trong nghị định đã có qui định chủ yếu về mặt nguyên tắc và phương pháp.

Tại chương 2 "phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất", điều 4 “phương pháp xác định giá đất”, khoản 1 có ghi: phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp xác định mức giá thông qua việc tiến hành phân tích các mức giá đất thực tế đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường của loại tương tự về loại đất, diện tích đất, thửa đất, hạng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí để so sánh xác định giá của thửa đất loại đất cần định giá.

Như vậy khi ban hành văn bản, uỷ ban sẽ căn cứ vào những phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc của nghị định 188 là phải sát với giá thị trường. Ở đây dù anh chưa có quyết định khung giá chung nhưng về nguyên tắc pháp lí anh vẫn phải chấp hành theo nguyên tắc đã qui định của 188 (đã có hiệu lực 5 ngày). Đáng tiếc, 4622 lại đứng ngoài 188 đã có hiệu lực và không tuân thủ theo nguyên tắc của 188.

Như vậy quyết định 4622 có hai cái vô hiệu: vô hiệu về mặt cơ sở pháp lí vì dựa trên những văn bản mà NĐ188 đã thay thế và bãi bỏ; vô hiệu về nội dung vì không tuân thủ trên nguyên tắc của 188 đã qui định.

Như vậy quyết định 4622 đã cố ý làm sai một văn bản cao hơn?

Quyết định 4622 là một hành vi cố ý làm trái vì ở cương vị ra

Theo thông tin của báo Thanh Niên, Sở Tài chính và Cục Thuế Hà Nội là các đơn vị đã "tham mưu" cho lãnh đạo thành phố trong tờ trình liên ngành số 29050/TT-LN tháng 11/2004 về giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2 của dự án Khu đô thị Nam Thăng Long ở mức giá thấp hơn khung giá đất có hiệu lực từ 1/1/2005.

một quyết định như vậy anh đã phải qua rất nhiều bộ tham mưu, những người có trình độ chuyên môn cao thậm chí trình độ luật còn cao hơn tôi. Thứ hai ở cương vị đó, anh không thể nói là anh không biết: có những điều anh nói không biết nhưng pháp luật buộc anh phải biết cơ sở pháp lí như tôi vừa nói.

Thưa ông, vẫn cần khắc sâu hơn vào chỗ: QĐ 4622 của UBND TP Hà Nội ra ngày 14/12/2004 và sau đó 16 ngày UB lại công bố một giá đất mới?

Theo qui định của pháp luật, khi kết luận một vấn đề gì thì không được suy đoán mà phải dựa trên chứng cứ, trên tài liệu có thật. Còn về mặt “nhạy cảm” thì ai cũng hiểu ở đây là “không bình thường” đúng như thứ trưởng Đặng Hùng Võ đã nói “Tại sao các anh ấy lại kí vào thời điểm nhạy cảm như vậy? Một chữ kí mà nhà nước thiệt, người dân thiệt…”. Tuy nhiên, tôi lưu ý một điều, trong lịch sử biến động giá đất cũng như tại thời điểm 2004 không thể xảy ra tình trạng giá đất chênh 8 lần trong 16 ngày. Có lẽ cũng chưa có một chữ kí nào đắt giá như vậy vì chỉ một lần kí, một con dấu đã mất 3.000 tỉ đồng…

Với tất cả những gì đã phân tích ở trên, liệu đã có thể nói đến việc truy tố được không, thưa ông?

Theo tôi hiện tại đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật rồi. Ở đây anh cố ý làm trái qui định của pháp luật, cụ thể là làm trái với qui định của 188 và gây hậu quả nghiêm trọng. Con số 3.000 tỉ mặc nhiên đã nói lên điều đó, còn tôi chưa biết số tiền đó đã chia về đâu, đi về đâu, nhưng rõ ràng rằng nếu không phòng ngừa và ngăn chặn ngay lập tức, kịp thời thì sau này khắc phục hậu quả rất khó.

Số tiền 3.000 tỉ đi về đâu ai được lợi thì tốt nhất là dành cho cơ quan điều tra. Với những dấu hiệu như tôi đã phân tích về mặt pháp lí hơn ai hết lúc này cơ quan điều tra phải có trách nhiệm chứ không phải cơ quan thanh tra.

Theo tôi cơ quan điều tra phải vào cuộc và phải có kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo trực tiếp điểm nóng này. 

Xin cảm ơn ông!

Cấn Cường (thực hiện)