1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Quan sát nhật thực dài nhất trong 1.000 năm ở đâu?

(Dân trí) - Hôm nay, 15/1, toàn vùng Bắc Bộ vẫn rét đậm, trời âm u, nhiều mây sẽ gây cản trở cho quá trình quan sát hiện tượng nhật thực hình khuyên. Khu vực quan sát rõ nhất là Tây Nguyên và Nam Bộ.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, trong 2 ngày (15-16/1) Bắc Bộ vẫn nằm trọn trong vùng không khí lạnh cường độ mạnh. Dù nhiệt độ có nhích lên chút ít nhưng khu vực đồng bằng vẫn nằm trong khoảng 12-15 độ C, rét đậm; vùng núi phía Tây từ 5-7 độ C về đêm có sương muối; vùng núi phía Đông 9-11 độ C, rét hại.
 
Quan sát nhật thực dài nhất trong 1.000 năm ở đâu? - 1

Nhóm thiên văn của CLB Thiên văn học Trẻ Việt Nam quan sát nhật thực qua kính thiên văn siêu cổ

 
Hôm nay, nhiệt độ tại Hà Nội cũng chỉ đạt 14-19 độ C, trời nhiều mây, có lúc có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù. Mưa, rét đậm cũng đang diễn ra ở Trung Bộ, kéo dài đến tận Đà Nẵng - Bình Thuận.
 
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ nhận định, với trạng thái thời tiết mây dày đặc đang diễn ra ở Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ rất khó có việc quan sát hiện tượng nhật thực hình khuyên dài nhất trong 1.000 năm.
 
“Vào khoảng 2-4 giờ chiều, nắng có hửng chút ít nhưng mây vẫn dày đặc nên mọi người khó có thể quan sát được hiện tượng nhật thực, đặc biệt là trong điều kiện mọi người chỉ có những thiết bị hỗ trợ quan sát khá đơn sơ”- ông Hải nói.

Trong khí đó, ở Tây Nguyên và Nam Bộ trạng thái thời tiết vẫn duy trì ngày nắng đêm không mưa, nền nhiệt từ 20-32 độ C. Đây là điều kiện lý tưởng để quan sát hiện tượng nhật thực kỳ thú này.

Theo kế hoạch, hôm nay, CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực một phần tại Nhà Thiếu nhi Quận 5, bắt đầu từ 2h chiều. Tại Hà Nội, Hội Thiên văn Hà Nội sẽ tổ chức quan sát tập trung ở sân vận động Mỹ Đình; còn tại Đà Nẵng, CLB Thiên văn bách khoa sẽ tổ chức quan sát tại bãi biển Phạm Văn Đồng.

P. Thanh