1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Hà Tĩnh:

Nông dân "khóc ròng" nhìn lúa mất trắng vì nước xả thải từ KCN Formosa

(Dân trí) - Người dân 6 thôn thuộc xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang "khóc ròng" vì hàng chục ha lúa của họ bị thiệt hại nặng nề do dính phải nguồn nước nhiễm mặn thải từ KCN Formosa.

Gần 70ha lúa chết vì ngấm nước xả mặn

Theo đơn thư phản ánh của người dân và chính quyền xã Kỳ Thịnh, PV Dân trí đã có mặt tại các cánh đồng thuộc 6 thôn Trường Yên, Trường Phú, Cảnh Trường, Đỗ Gộ, Trường Sơn. Khác hẳn với những cánh đồng trĩu nặng hạt vàng ươm cách đó không xa, cả cánh đồng rộng lớn ngăn cách với Khu công nghiệp Formosa chỉ một con đường nhựa trông thật thảm hại. Lúa, nguồn sống chính của người dân, đang chết mòn.
Cả cánh đồng rộng lớn thuộc 6 thôn ở Kỳ Thịnh đang bị nhiễm mặn
 Cả cánh đồng rộng lớn thuộc 6 thôn ở Kỳ Thịnh đang bị nhiễm mặn
 
Trưởng thôn Cảnh Trường - ông Lê Văn Hùng – dẫn chúng tôi đi một vòng trên cánh đồng của xóm để tận mắt thấy sự thảm hại của cánh đồng lúa nhiễm mặn. Không khó để tận mắt chứng kiến cảnh bọt nước từ KCN Formosa đổ ra tung trắng xóa trên cánh đồng, nhiều nơi cát vùi lấp ruộng.
 
Chỉ tay về phía những cánh đồng bỏ hoang, những ruộng lúa thất bát, ông Hùng uất ức cho biết: "Cánh đồng này trước kia là vùng trọng điểm trồng lúa của chúng tôi, năng suất lúa rất tốt, từ 2-3 tạ/sào, nhưng vụ hè thu vừa qua lúa chuẩn bị trổ đòng thì đột nhiên đồng loạt trắng bông, hạt lúa lại thấy vị mặn. Xót của nhưng bà con chẳng biết làm thể nào, đến cắt cho trâu, bò cũng chúng cũng chẳng thèm ăn.
Ông Lên Văn Hùng cầm bó lúa bị cháy khô trên tay ngay trên đồng ruộng của mình
Ông Lên Văn Hùng cầm bó lúa bị cháy khô trên tay ngay trên đồng ruộng của mình
 
Ông Lê Anh Xuân, người đi với ông Hùng, nói: “Cả gia đình tôi hồ hởi chăm bón hơn 5 sào ruộng, lúa xanh tốt, trổ đòng những bông căng tròn. Nhưng đến lúc chuẩn bị thu hoạch thì  bị trắng lép. Ban đầu tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao cây lúa của mình trổ đòng xanh tốt thế kia, sau hơn một tuần lại bị chết cháy hết, ngửi mùi nước thì thấy tanh tanh, nếm lại có vị mặn. Lúc này chúng tôi mới hiểu rõ, đó chính là do nước mặn thải ra từ nhà máy Hưng Nghiệp kia đổ vào”.
 
Là trưởng thôn cũng là chủ hộ có ruộng bị thiệt hại nặng nề, ông Hùng hiểu nỗi buồn cũng như khó khăn mà người dân thôn Cảnh Trường đang phải đối mặt. “Không đâu xa, như gia đình tôi đây có tới 6 miệng ăn, tất cả nhìn vào mấy sào ruộng kia, nhưng giờ chẳng biết thế nào” – ông Hùng lo lắng.
 
Ông Lên Văn Hùng cầm bó lúa bị cháy khô trên tay ngay trên đồng ruộng của mình
Cống xả nước của công ty Hưng Nghiệp Fomorsa không qua xử lý, xả nước mặn vào cánh đồng của Kỳ Thịnh
 
Tại thôn Đỗ Gộ, ông Lê Minh Căn cho biết, đất bị nhiễm mặn xảy ra từ vài năm nay, nhưng nó bắt đầu gây hậu quả nặng nề từ hơn 5 tháng nay. “Từ khi khu công nghiệp Formosa cho xả nước mặn vào những cánh đồng kia, bà con nơi đây đã không trồng được lúa nữa. Lúa cứ đến kỳ trổ đòng là chết trắng”.
 
Làm việc với chính quyền xã Kỳ Thịnh, ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã cũng không giấu được nỗi thất vọng trước thực trạng lúa của dân bị mất trắng. Ông Đình cho biết, nguyên nhân khiến lúa bị mất trắng một phần do con đường ngăn dòng chảy thuộc dự án Fomorsa được thi công từ năm 2010 làm cho cánh đồng bị ngập úng nặng, phần khác là do nước mặn từ việc hút cát san lấp mặt bằng xả thẳng ra đồng ruộng.
 
Ông Lên Văn Hùng cầm bó lúa bị cháy khô trên tay ngay trên đồng ruộng của mình
Danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng do nhiễm mặn được chính quyền xã Kỳ Thịnh thống kê gửi cơ quan chức năng

“Tính đến thời điểm này Kỳ Thịnh có có tới hơn 69ha lúa của 784 hộ thuộc 5 thôn bị nhiễm mặn nặng từ nước thải của khu công nghiệp Fomorsa. Theo tính toán của chúng tôi, năng suất bình quân/ha bị thiệt hại trước đây là gần 44 tấn/ha” – ông Đình thống kê.

Kiến nghị mỏi miệng vẫn chưa có câu trả lời

Theo ông Đình, do tình hình sản xuất, đời sống bị ảnh hưởng nặng nề, người dân ở các thôn đã phản đối rất mạnh, chính quyền xã cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị UBND huyện, BQL KKT Vũng Áng (nay là BQL các khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) có biện pháp xử lý.
 
Ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thịnh trong cuộc trao đổi với PV Dân trí
Ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thịnh trong cuộc trao đổi với PV Dân trí
 
“Sở NN&PTNT, BQL khu các khu kinh tế tỉnh, UBND huyện Kỳ Anh đã cho đoàn kiểm tra và xác nhận nguyên nhân lúa chết hàng loạt là do nhiễm mặn” – ông Đình nói.
 
Xác định được nguyên nhân, nhưng như ông Đình cho biết, cho đến nay giải pháp khắc phục và biện pháp hỗ trợ người dân vẫn chưa được thống nhất. “Đại diện Sở NN, BQL khu các khu kinh tế tỉnh, UBND huyện Kỳ Anh đã có buổi làm việc với Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nhưng chưa đi đến thống nhất phương án hỗ trợ cho nhân dân” – ông Đình cho hay.
Ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thịnh trong cuộc trao đổi với PV Dân trí
Đơn kiến nghị của chính quyền xã Kỳ Thịnh gửi UBND huyện Kỳ Anh, BQL khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đến nay vẫn chưa có câu trả lời

Theo người đứng đầu chính quyền xã Kỳ Thịnh, chính việc dây dưa phương án khắc phục hỗ trợ đã khiến người dân thêm bức xúc.

“Chúng tôi mong UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét trả lời dứt khoát cho người dân về biện pháp hỗ trợ, xử lý nguồn nước để người dân kịp thời sản xuất những vụ mùa tiếp theo, chứ để đất hoang như vậy là uổng phí, trong khi người dân không có đất làm nông nghiệp”- ông Đình nói rõ quan điểm.

Minh Đức - Hà Phương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm