1. Dòng sự kiện:
  2. Người hùng cứu tài xế gặp nạn ở cầu Phú Mỹ
  3. Hóa đơn nước hơn 57 triệu đồng/tháng

Nỗi lòng người dân bên cầu ván gỗ 50 năm tuổi

Cầu Bình Định (xã Mỹ Xương, Cao Lãnh, Đồng Tháp) đã từng là niềm tự hào của bà con nơi đây khi khánh thành vào năm 1965. Sau 50 năm, giờ đây cây cầu đang trở thành nỗi ám ảnh với người dân mỗi khi qua lại bởi tình trạng xuống cấp ngày một trầm trọng…

Tâm sự với chương trình về những câu chuyện xung quanh “nhịp cầu cao tuổi”, anh Trần Văn Lưu – tiểu thương trong chợ Mỹ Xương chia sẻ: “Chỉ cần chở một bao gạo 50kg chạy trên cầu là những tấm ván gỗ đã rung lên bần bật. Có lần, bánh xe bị lọt vào vết thủng trên mặt cầu, xe nghiêng khiến bao gạo rớt xuống kênh, làm tôi mất trắng cả ngày công…”.

Cầu Bình Định nối liền hai xã Mỹ Xương và Mỹ Hội (Cao Lãnh, Đồng Tháp).
Cầu Bình Định nối liền hai xã Mỹ Xương và Mỹ Hội (Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Cùng tâm trạng lo lắng trước sự xuống cấp của cầu Bình Định, chị Trần Vân Thủy suy nghĩ: “Bà con đi chợ, học sinh đến trường cũng phải qua cầu. Rồi buôn bán, đi mần thuê cũng phải nhờ đến cầu Bình Định. Không có nó, chúng tôi khổ lắm. Thế nhưng đợt tết vừa rồi, có một chiếc sà lan chở cát va vào trụ cầu nên giờ nó yếu lắm. Tụi nhỏ qua lại thì phải có cha mẹ dẫn. Người lớn té xuống thì còn lội vô được, chứ sấp nhỏ sao mà biết bơi”.

Cầu yếu gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển cho bà con.
Cầu yếu gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển cho bà con.

Là cây cầu huyết mạch nối khu dân cư đến trường học, chợ, quốc lộ và các tiện ích công cộng khác, nên cầu Bình Định có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân nơi đây. Hiện nay, tính riêng số lượng học sinh đã có khoảng gần 1.000 em trường Mỹ Xương (mẫu giáo – tiểu học - THCS) qua lại hai, ba lượt mỗi ngày; chưa kể hàng ngàn nhân khẩu của xã. Thế nhưng, cầu đã và đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng sau 50 năm xây dựng. Trên mặt cầu, những miếng ván lót mục ruỗng, tạo nhiều lỗ hổng như những “cái bẫy”. Khung cầu, đinh tán… bị gỉ sét, không thể giữ chắc chắn mặt cầu, khiến chúng cứ bấp bênh theo mỗi nhịp chân bước.

Với thực trạng trên, Mỹ Xương đã được lựa chọn trở thành một trong hai đội chơi góp mặt trong chương trình “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ”. Cùng tham gia với xã Mỹ Xương là xã Nhị Mỹ (Cao Lãnh, Đồng Tháp). Hiện, với dân số lên đến 12.000 dân, bà con đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì không có cầu. Từng sở hữu một cây cầu ván, thế nhưng do không có kinh phí sửa chữa, cầu đã hư hỏng đến mức phải dỡ bỏ để tránh các trường hợp đáng tiếc…
 
Nhị Mỹ cũng đang cần lắm một cây cầu để người dân không còn phải chịu cảnh lụy đò…
Nhị Mỹ cũng đang cần lắm một cây cầu để người dân không còn phải chịu cảnh lụy đò…

Mang hy vọng có một khoản kinh phí để sửa chữa hoặc xây dựng cầu mới cầu trị giá khoảng 500 triệu đồng từ nhà tài trợ Bia Sài Gòn, cả hai xã đang lên kế hoạch tuyển mộ thành viên cho ngày thi đấu chính thức. Trước đó, “nhịp cầu ước mơ” thứ 9 – “Bia Sài Gòn – Bắc Đông” đã được khánh thành tại xã Thạnh Hóa (Long An) và đi vào sử dụng từ đầu tháng 05/2015, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương.

 “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” sẽ mang thêm thật nhiều cây cầu
 “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” sẽ mang thêm thật nhiều cây cầu
thép dây văng đến những nơi đang cần có.

Không giấu được niềm hạnh phúc bên những cây cầu vững chãi đã xây, ông Phan Đăng Tuất – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn chia sẻ: “Tôi thực sự sung sướng khi nhìn thấy cử chỉ, ánh mắt hân hoan vui mừng của bà con khi họ đi qua cây cầu.

Chúng tôi tự thấy là đã không chỉ góp đúng tiền của công sức, mà còn góp đúng chỗ cần có, theo đúng chủ trương Đảng và Nhà nước ….”.

Chương trình “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” - số thứ 10, giữa hai xã Mỹ Xương và Nhị Mỹ (Cao Lãnh, Đồng Tháp) được phát sóng lúc 19h30 ngày 31/5/2015 trên Kênh truyền hình Let’s Viet, sẽ giúp người xem hiểu thêm về những khó khăn của bà con vùng sông nước còn cần lắm những cây cầu vững chãi.

 
PV