1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nỗi ám ảnh trên QL5: Cuộc họp “lạ” chịu sức ép của văn bản “lạ”?

(Dân trí) - Cuộc họp 4 ngành liên quan tưởng để giải quyết vấn nạn cung vượt cầu về hoạt động xe khách trên QL5 thì lại trở thành cuộc "tổng đồng ý" cho mở thêm 1 lúc 13 lốt xe mới. Cuộc họp này được tiến hành sau một văn bản hỏa tốc của Bộ GTVT.

Trong khi vấn nạn xe khách Hải Phòng – Hà Nội còn ngổn ngang tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dùng cả vũ lực để phân giờ xe khách trên đường vì cung vượt cầu, thì Bộ Giao thông vận tải lại có văn bản hỏa tốc yêu cầu giải quyết đề nghị của một doanh nghiệp vận tải xin tham gia trên tuyến.

 


Sở Giao thông vận tải Hải Phòng ngày 25/11 vừa qua có cuộc họp thông qua việc mở thêm 13 lốt xe mới vào cung đường cũ vốn đã quá thừa xe thiếu khách.

Sở Giao thông vận tải Hải Phòng ngày 25/11 vừa qua có cuộc họp thông qua việc mở thêm 13 lốt xe mới vào cung đường cũ vốn đã quá thừa xe thiếu khách.

Văn bản số 15395 của Bộ Giao thông vận tải do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký ngày 18/11/2015 vừa qua nêu rõ: Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Sở GTVT Hải Phòng chủ trì phối hợp với Sở GTVT Hà Nội thống nhất giải quyết dứt điểm đề nghị của Công ty Gia Bảo Linh, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tham gia khai thác trên tuyến (Đồ Sơn – Hải Phòng- PV); báo cáo về Bộ GTVT trước ngày 30/11/2015.

Văn bản này có tính chất "chỉ thị" hai Sở và các cơ quan tham vấn liên quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp Gia Bảo Linh được mở thêm lốt. Chỉ thị này được ban hành ngay trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, khi mà liên tục các cơ quan báo chí, các cuộc họp đang phản ánh về việc xe khách Hải Phòng - Hà Nội đang trở nên phức tạp, có dấu hiệu “côn đồ hóa” trong cạnh tranh do thừa xe ít khách.

Trước đó thực trạng cung vượt cầu, xe dù bến cóc hoành hành khiến hành khách thành nạn nhân, đã khiến Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Giao thông vận tải vào cuộc chỉ đạo giải quyết. Vậy tại sao Bộ lại có văn bản "lạ lùng" trên?

 


Văn bản hỏa tốc của Bộ GTVT.

Văn bản hỏa tốc của Bộ GTVT.

Trao đổi với PV báo Dân trí, lãnh đạo Phòng Hình sự - Công an thành phố Hải Phòng cho biết, hiện nay lượng xe ở hai đầu Hà Nội và Hải Phòng đi về là hơn 600 lượt. Tỷ lệ khách lấp đầy chỉ đạt khoảng 50%. Việc này dẫn đến rất nhiều hệ lụy như tranh cướp khách trên đường, đè giờ, vượt tuyến, gây mất trật tự an toàn giao thông và mất an ninh trầm trọng. Chưa kể chất lượng phục vụ hành khách kém, khiến cho dư luận bất an.

Vấn nạn trên chưa tìm được lời giải, không hiểu sao Bộ GTVT lại “khẩn trương” quy hoạch bổ sung tuyến vận tải hành khách Hà Nội – Hải Phòng và ngược lại đi theo lộ trình bến xe Đồ Sơn – Quốc lộ 5 – Bến xe Yên Nghĩa với quy hoạch thêm 900 chuyến/tháng, tương đương với 30 chuyến xe/ngày. Đó là nội dung được ghi rõ trong phụ lục của quyết định 3848/QĐ-BGTVT ra ngày 29 tháng 10 năm 2015.

 

Văn bản kèm theo cụm từ ưu tiên mở lối cho việc cấp thêm 13 lốt mới mà quy hoạch trước đó không có.
Văn bản kèm theo cụm từ "ưu tiên" mở lối cho việc cấp thêm 13 lốt mới mà quy hoạch trước đó không có.

Điều 1 của quyết định này có đoạn viết: “Bổ sung cụm từ “ưu tiên” vào tiết 4 điểm a mục 3 của điều 1 của quyết định số 2288/ QĐ- BGTVT ban hành ngày 26/06/2015". Có ý kiến cho rằng chính từ “ưu tiên” đã giúp doanh nghiệp Gia Bảo Linh được mở thêm một lúc hàng chục lốt xe mới.

 

Xe khách tuyến Hà Nội- Hải Phòng nối đuôi nhau xuất bến vào nội thành với một độ dày đặc. ( Ảnh chụp sáng 10/12/2015 trên đường Trần Nguyên Hãn)
Xe khách tuyến Hà Nội- Hải Phòng nối đuôi nhau xuất bến vào nội thành với một độ dày đặc. ( Ảnh chụp sáng 10/12/2015 trên đường Trần Nguyên Hãn)

 


Xe nối xe nhưng trên xe lại không có khách (ảnh chụp xe đang trên hành trình từ Hải Phòng về Hà Nội)

Xe nối xe nhưng trên xe lại không có khách (ảnh chụp xe đang trên hành trình từ Hải Phòng về Hà Nội)

Tại cuộc họp ngày 25/11 vừa qua, đại diện Sở GTVT Hà Nội nêu quan điểm: Tuyến vận tải khách Hà Nội – Hải Phòng là tuyến rất phức tạp về an ninh trật tự, số lượng xe quá nhiều, hệ số có khách không cao. Hai Sở hai đầu đã phải thường xuyên phối hợp để xử lý nhiều hệ lụy do cung vượt cầu. Cách đây 1 năm, theo đề nghị của Bộ Công an, Sở GTVT Hà Nội đã phải ra văn bản tạm ngưng chấp thuận cho các phương tiện đăng kí mới, bổ sung xe. Tuy nhiên sau ý kiến của Bộ GTVT về việc cấp thêm lốt mới thì hiện cao tốc Hải Phòng- Hà Nội đã hoàn thành đề nghị nên đưa các phương tiện xin khác thác mới lên cao tốc thay vì chồng tuyến lên QL5.

Ý kiến của Tổng cục Đường bộ vẫn tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh tuyến xe khách Hà Nội- Hải Phòng cho phù hợp với thực tế hiện nay, trong bối cảnh QL5 đang quá tải xe khách.

 

Suốt một chặng hành trình dài, cả chuyến xe 50 chỗ chỉ vọn vẹn 3 vị khách. Nếu không tranh giành, dừng đỗ trái quy định dọc đường thì nhiều xe phải chạy không người trên QL5.
Suốt một chặng hành trình dài, cả chuyến xe 50 chỗ chỉ vọn vẹn 3 vị khách. Nếu không tranh giành, dừng đỗ trái quy định dọc đường thì nhiều xe phải chạy không người trên QL5.

Các ban ngành liên quan cho rằng, việc bổ sung tuyến vận tải Đồ Sơn – Yên Nghĩa nên điều chỉnh quy hoạch đi theo cao tốc Hải phòng – Hà Nội do Bến xe Đồ Sơn rất gần đường cao tốc và thuận tiện đi lại cho người dân và khách du lịch. Việc cho hàng chục lốt xe mới tiếp tục chen chân vào nội đô TP Hải Phòng, chạy vòng vo rồi lại ra quốc lộ 5 là tự tạo ra việc trùng tuyến, chồng lốt, khiến tuyến vận tải này càng thêm phức tạp.

Trao đổi với PV Dân trí về văn bản "lạ" nói trên, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ cho biết, văn bản hỏa tốc ông ký ngày 18/11 là muốn Sở GTVT Hà Nội và Sở GTVT Hải Phòng giải quyết dứt điểm, trả lời cho doanh nghiệp Gia Bảo Linh, vì doanh nghiệp này đã vượt cấp lên Bộ nhiều lần.

Còn liên quan đến văn bản bổ sung quy hoạch trong đó nêu đồng ý cho Gia Bảo Linh mở tuyến Đồ Sơn - QL5 - Yên Nghĩa với lưu lượng 13 chuyến 1 ngày, Bộ sẽ tiếp tục xem xét lại.

Theo ông Thọ, hoạt động xe khách trên QL5 khá phức tạp, cần sự vào cuộc quản lý đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc cho mở thêm tuyến vào quốc lộ 5 cũ chỉ có giá trị tức thời tại thời điểm ra văn bản. Hiện nay đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã đi vào khai thác. Bộ sẽ yêu cầu Sở GTVT Hải Phòng và Sở GTVT Hà Nội có ý kiến về việc phân luồng, phân lốt xe. Xu hướng đưa xe khách lên khai thác tuyến cao tốc là cần thiết và nội dung này sẽ được Bộ xem xét và có điều chỉnh phù hợp.

Nhóm PV