1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Ninh Thuận mất trắng hơn 200 tỷ đồng vì bão số 9

(Dân trí) - Dù bão số 9 không trực tiếp đổ bộ vào Ninh Thuận nhưng do ảnh hưởng bão, địa bàn tỉnh này liên tiếp có mưa lớn kéo dài suốt 3 ngày, dẫn đến nước lũ kéo về gây sạt lở đường xá, nhấn chìm hoa màu... Ước tính sơ bộ thiệt hại lên đến 200 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và hoàn lưu bão số 9, trong 2 ngày, Ninh Thuận liên tục có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 180mm đến 220mm. Trên hệ thống sông suối tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một đợt lũ đặc biệt lớn và gây ngập lụt nhiều nơi. Trong ngày 27/11, 14/21 hồ chứa nước của tỉnh phải xả lũ.

Trước diễn biến tình hình mưa lũ phức tạp, chính quyền tỉnh đã khẩn trương di dời dân ở vùng trũng thấp, đang bị ngập lụt và có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đá; vùng hạ lưu các hồ, các vùng bị tác động mưa lũ, các xã/phường/thị trấn dọc theo tuyến sông Dinh. Tổng cộng đã sơ tán hơn 3.800 hộ với gần 14.000 người.

Thống kê ban đầu của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận cho thấy, toàn tỉnh có 23 ngôi nhà bị hư hỏng, sập... Ngoài ra, hầu như các huyện - thành phố của tỉnh đều bị ngập úng. Tình trạng ngập úng trên khiến hàng ngàn hecta hoa màu, cây ăn trái (nho, táo), đầm nuôi trồng thủy sản của nông dân thiệt hại nặng nề.

Ninh Thuận mất trắng hơn 200 tỷ đồng vì bão số 9 - 1
Ninh Thuận mất trắng hơn 200 tỷ đồng vì bão số 9 - 2
Nhiều nhà dân bị kéo sập
Nhiều nhà dân bị kéo sập

Nhiều vùng gần sông suối bị sạt lở nặng
Nhiều vùng gần sông suối bị sạt lở nặng
Ninh Thuận mất trắng hơn 200 tỷ đồng vì bão số 9 - 5
Nhiều tuyến đường lộ lớn cũng bị hủy hoại
Nhiều tuyến đường lộ lớn cũng bị hủy hoại

Thống kê ban đầu cho thấy, thiệt hại về nhà ở, giao thông, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản ước tính là trên 200 tỷ đồng. Riêng hơn 1.000 ha cây trồng và hoa màu các loại vẫn chưa ước tính được giá trị thiệt hại do vẫn còn bị ngập sâu trong nước.

Chiều ngày 28/11, ông Nguyễn Cả (ngụ khu phố 6, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm) cho biết: “Mặc dù mưa đã ngừng gần 2 ngày qua, nhưng hơn 2 sào táo của nhà tôi vẫn còn ngập trong nước”.

Mặc dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng gia đình ông vẫn phải lội trong nước để hái táo, mong muốn vớt vát lại ít tiền vốn đã bỏ ra đầu tư vườn táo này. Điều ông lo lắng là nước ngập quá lâu sẽ làm úng vườn, hư hết bộ rễ thì coi như vườn táo của ông không còn gì.

Vợ chồng Nguyễn Cả thu hoạch táo trong giàn táo ngập nước
Vợ chồng Nguyễn Cả thu hoạch táo trong giàn táo ngập nước

Điều người dân lo lắng là nước ngập quá lâu sẽ làm úng vườn, hư hết bộ rễ cây.

Điều người dân lo lắng là nước ngập quá lâu sẽ làm úng vườn, hư hết bộ rễ cây.

Đức An

Dòng sự kiện: Cơn bão số 9

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm