1. Dòng sự kiện:
  2. Thảm họa lũ quét Làng Nủ
  3. Mưa lũ lớn ở miền Bắc

Những người phụ nữ đánh giày trên phố phường Hà Nội

(Dân trí) - Vượt qua mặc cảm phải yếu và ánh mắt nhìn ái ngại xung quanh, những người phụ nữ vui vẻ làm công việc đánh giày trên phố phường Hà Nội không thua kém gì cánh đàn ông và hạnh phúc với những đồng tiền lương thiện kiếm được.

Phạm Thị Tâm 41 tuổi quê ở huyện Hoàng Hóa (Thanh Hóa) ra Hà Nội kiếm sống đã 10 năm nay. Thời gian đầu chị Tâm đi bán báo dạo, sau dần chuyển sang công việc đánh giầy khi báo giấy dần bị thay thế bởi báo điện tử.
Phạm Thị Tâm 41 tuổi quê ở huyện Hoàng Hóa (Thanh Hóa) ra Hà Nội kiếm sống đã 10 năm nay. Thời gian đầu chị Tâm đi bán báo dạo, sau dần chuyển sang công việc đánh giầy khi báo giấy dần bị thay thế bởi báo điện tử.

Nguyễn Thị Huyền đánh giầy tại phố Hàng Cháo, nơi có nhiều quán cà phê là nguồn khách hàng đều đặn. Huyền cùng quê với chị Tâm, 2 người chỉ nhận đánh giầy cho khách tại phố Hàng Cháo mà không cần phải lang thang trên các đường phố.
Nguyễn Thị Huyền đánh giầy tại phố Hàng Cháo, nơi có nhiều quán cà phê là nguồn khách hàng đều đặn. Huyền cùng quê với chị Tâm, 2 người chỉ nhận đánh giầy cho khách tại phố Hàng Cháo mà không cần phải lang thang trên các đường phố.

Chị Tâm bắt đầu ngày làm việc của mình lúc 7h30, khi các cửa hàng mở cửa, chị vào tận nơi mời chào không khác gì một nam giới.
Chị Tâm bắt đầu ngày làm việc của mình lúc 7h30, khi các cửa hàng mở cửa, chị vào tận nơi mời chào không khác gì một nam giới.

Không ngại ngần mỗi khi cúi xuống chân khách để lấy giầy mang đi đánh.
Không ngại ngần mỗi khi cúi xuống chân khách để lấy giầy mang đi đánh.

Đã có kinh nghiệm nhiều năm, chị Tâm thao tác rất nhanh, chỉ mất khoảng 10 phút là đánh xong 1 đôi giầy.
Đã có kinh nghiệm nhiều năm, chị Tâm thao tác rất nhanh, chỉ mất khoảng 10 phút là đánh xong 1 đôi giầy.


Sau đó mang ra tận nơi trả giầy cho khách và thu về 10 nghìn đồng/1 đôi. Do khỏe mạnh và nhanh nhẹn, lại có được địa điểm đều khách, thu nhập của những phụ nữ đánh giầy ở đây khá cao, khoảng 200 - 300 nghìn/1 ngày.

Sau đó mang ra tận nơi trả giầy cho khách và thu về 10 nghìn đồng/1 đôi. Do khỏe mạnh và nhanh nhẹn, lại có được địa điểm đều khách, thu nhập của những phụ nữ đánh giầy ở đây khá cao, khoảng 200 - 300 nghìn/1 ngày.


Chị Tâm, chị Huyền vẫn về quê khi mùa vụ, sau đó lại trở về thành phố để tiếp tục công việc. Chị Tâm cho rằng việc đánh giầy vừa nhàn lại thu nhập cao hơn nhiều so với nghề nông, vì thế cảm thấy rất tiếc nếu phải về quê quá lâu làm việc đồng áng.

Chị Tâm, chị Huyền vẫn về quê khi mùa vụ, sau đó lại trở về thành phố để tiếp tục công việc. Chị Tâm cho rằng việc đánh giầy vừa nhàn lại thu nhập cao hơn nhiều so với nghề nông, vì thế cảm thấy rất tiếc nếu phải về quê quá lâu làm việc đồng áng.


Đây là bà Nguyễn Thị Tố, 60 tuổi, cùng quê Thanh Hóa với chị Tâm và Huyền. Bà Tố trước đi bán báo sau cũng phải chuyển dần sang đánh giầy vì báo không bán được mà phải đi lại quá nhiều.

Đây là bà Nguyễn Thị Tố, 60 tuổi, cùng quê Thanh Hóa với chị Tâm và Huyền. Bà Tố trước đi bán báo sau cũng phải chuyển dần sang đánh giầy vì báo không bán được mà phải đi lại quá nhiều.


Bà Tố đánh giầy chung cùng với người con trai của mình, anh này 40 tuổi. Cả hai mẹ con bà Tố cùng với Tâm, Huyền và nhiều người nữa đều cùng quê, cùng làm ăn chung ở phố Hàng Cháo, cùng thuê nhà ở chung, chi phí mỗi người chỉ 12 nghìn đồng/1 đêm. Số tiền kiếm được phần lớn họ dành dụm giử về gia đình.

Bà Tố đánh giầy chung cùng với người con trai của mình, anh này 40 tuổi. Cả hai mẹ con bà Tố cùng với Tâm, Huyền và nhiều người nữa đều cùng quê, cùng "làm ăn" chung ở phố Hàng Cháo, cùng thuê nhà ở chung, chi phí mỗi người chỉ 12 nghìn đồng/1 đêm. Số tiền kiếm được phần lớn họ dành dụm giử về gia đình.

Niềm vui của họ là hàng ngày nhìn thấy các quán cà phê đông khách, đồng nghĩa với kiếm được nhiều tiền.
Niềm vui của họ là hàng ngày nhìn thấy các quán cà phê đông khách, đồng nghĩa với kiếm được nhiều tiền.

Hữu Nghị