PhotoStory

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

Thực hiện: Nguyễn Hải

(Dân trí) - Nhiều hiện vật gốc liên quan đến ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 1

Bảo tàng Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 19 Ngọc Hà, phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu quý về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Tòa nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh mang biểu tượng một bông sen trắng, cao gần 20 mét, gồm 3 tầng. Tầng một có các phòng làm việc của cán bộ, nhân viên Bảo tàng, các khu nghỉ và dịch vụ công cộng phục vụ khách tham quan.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 2

Bảo tàng Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng vào ngày 31/8/1985 và hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác (ngày 19/5/1990). Bảo tàng là nơi thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời của Bác.

Những ngày này, mỗi ngày Bảo tàng Hồ Chí Minh đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời của Bác, ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng 8/1945 và ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9/1945.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 3

Từ trái qua phải Trần Anh Minh (21 tuổi), Trần Ngọc Quý (21 tuổi), Nguyễn Trần Đăng (19 tuổi, cùng quê Nam Định) chăm chú đọc các tư liệu về Cách mạng tháng 8/1945 và ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

"Chúng em đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn về lịch sử của dân tộc và cuộc đời Bác Hồ", em Trần Anh Minh chia sẻ.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 4

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ngày 22/12/1944, được cử hành trong khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đây là đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.

Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 5

Mít tinh ủng hộ Việt Minh 1945.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 6

Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8/1945.

Ngày 19/8/1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và lật đổ chế độ phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 7

Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của mặt trận Việt Minh năm 1945.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 9

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Bản Tuyên ngôn Độc lập đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tuyên ngôn Độc lập mở đầu bằng một chân lý vĩnh cửu và phổ biến: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 10
Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 11

Băng ghi âm lời Tuyên ngôn Độc Lập; đồng tiền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945; la bàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khi đi công tác năm 1945 và bản đồ chính trị Đông Dương Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng năm 1945.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 12

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp Chính phủ đầu tiên ngày 3/9/1945.

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3/9/1945, các thành viên Chính phủ đã thống nhất với 6 nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất gồm: Phát động tăng gia sản xuất, mở các cuộc lạc quyên để chống nạn đói.

Mở phong trào chống nạn mù chữ; tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân; mở phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, bài trừ các tệ nạn do chế độ thực dân để lại; xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trước mắt là thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện; tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội và nhân sỹ trí thức yêu nước Hà Nội tháng 10/1946.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 14

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phiên họp đầu tiên Quốc hội khóa I ngày 2/3/1946.

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập - 15

Theo thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, đơn vị hiện là nơi lưu trữ tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam với hơn 17.000 tài liệu, hiện vật.

Nội dung trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh ở tầng 3 có diện tích gần 4000m2, với trên 2.000 tài liệu, hiện vật trưng bày, phản ánh một cách hệ thống cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam và thời đại từ cuối thế kỷ XIX đến nay.