Những hình ảnh nhói lòng trong đêm Giao thừa

(Dân trí) - Trong thời khắc chuyển giao năm cũ qua năm mới, nhiều người không nhà cửa phải trùm bao tải, áo mưa để chống lạnh. Có người một chiếc bao tải cũng không có, co ro cô quạnh trên vỉa hè.

Đêm 30 Tết, thời tiết Sài Gòn se lạnh, nhiều người vô gia cư cố thu mình vào những chiếc áo mỏng, chiếc bao bố để ngủ.
Đêm 30 Tết, thời tiết Sài Gòn se lạnh, nhiều người vô gia cư cố thu mình vào những chiếc áo mỏng, chiếc bao bố để ngủ.
Khi ngày Tết là dịp để đoàn viên với gia đình, họ phải lang thang vỉa hè, ăn những phần ăn do người đi đường trao tặng. Vợ chồng bà Quỳnh Hoa (65 tuổi) đang ăn hộp mì xào do nhóm từ thiện phát rạng sáng mùng 1 Tết.
Khi ngày Tết là dịp để đoàn viên với gia đình, họ phải lang thang vỉa hè, ăn những phần ăn do người đi đường trao tặng. Vợ chồng bà Quỳnh Hoa (65 tuổi) đang ăn hộp mì xào do nhóm từ thiện phát rạng sáng mùng 1 Tết.
Bà Thạch Thị Hương (64 tuổi, quê Sóc Trăng) lên Sài Gòn lượm ve chai kiếm sống. Trong đêm giao thừa, bà Hương phải ôm cháu vào lòng để giữ ấm cho cháu ngủ.
Bà Thạch Thị Hương (64 tuổi, quê Sóc Trăng) lên Sài Gòn lượm ve chai kiếm sống. Trong đêm giao thừa, bà Hương phải ôm cháu vào lòng để giữ ấm cho cháu ngủ.
Đôi chân trần lấm lem đất của bé Thanh Hiếu (8 tuổi), bố mẹ Hiếu đều mất sớm nên cậu theo bà đi lượm ve chai kiếm sống.
Đôi chân trần lấm lem đất của bé Thanh Hiếu (8 tuổi), bố mẹ Hiếu đều mất sớm nên cậu theo bà đi lượm ve chai kiếm sống.

Ông Sáu dùng tấm bìa các tông che chắn tạm những cơn gió lạnh đêm cuối năm.

Ông Sáu dùng tấm bìa các tông che chắn tạm những cơn gió lạnh đêm cuối năm.


Ông Tiều (74 tuổi) mới bị xe đụng cách đây 21 ngày nhưng vì không có tiền nên ông không nằm viện mà ở vỉa hè. Tôi bị cậu thanh niên trẻ tuổi tông trúng, nhà cậu ấy cũng nghèo nên chỉ đủ khả năng trả nửa tiền viện phí còn lại nhờ bà con giúp đỡ - ông Tiều tâm sự.

Ông Tiều (74 tuổi) mới bị xe đụng cách đây 21 ngày nhưng vì không có tiền nên ông không nằm viện mà ở vỉa hè. "Tôi bị cậu thanh niên trẻ tuổi tông trúng, nhà cậu ấy cũng nghèo nên chỉ đủ khả năng trả nửa tiền viện phí còn lại nhờ bà con giúp đỡ" - ông Tiều tâm sự.

Đi đứng khó khăn, nhưng ông Tiều vẫn cố gắng chống nạng đi lượm ve chai bán kiếm tiền, ăn uống bằng cơm từ thiện ở các chùa.
Đi đứng khó khăn, nhưng ông Tiều vẫn cố gắng chống nạng đi lượm ve chai bán kiếm tiền, ăn uống bằng cơm từ thiện ở các chùa.

Trong đêm giao thừa, ông Tiều được 1 số người tặng lì xì. Tiền người ta lì xì, tôi để dành mua thuốc thang cho chân nhanh bớt chứ không dám tiêu đâu.

Trong đêm giao thừa, ông Tiều được 1 số người tặng lì xì. "Tiền người ta lì xì, tôi để dành mua thuốc thang cho chân nhanh bớt chứ không dám tiêu đâu".

Ông Thái (70 tuổi) nép mình dưới gốc cây lớn đường 3 tháng 2, quận 10, dùng bao bố che kín thân để bớt lạnh.
Ông Thái (70 tuổi) nép mình dưới gốc cây lớn đường 3 tháng 2, quận 10, dùng bao bố che kín thân để bớt lạnh.
Chiếc xe ba gác không đủ che chắn gió cho giấc ngủ của ông Tư.
Chiếc xe ba gác không đủ che chắn gió cho giấc ngủ của ông Tư.

Cậu bé ốm sốt trong đêm giao thừa, được mẹ đắp mền trong lúc nằm ngủ trên vỉa hè.

Cậu bé ốm sốt trong đêm giao thừa, được mẹ đắp mền trong lúc nằm ngủ trên vỉa hè.

Những cô, cậu nhóc trên vỉa hè đêm giao thừa.
Những cô, cậu nhóc trên vỉa hè đêm giao thừa.
Bà Chín tựa mình vào vách tường nhà trên đường Lý Chính Thắng để ngủ.
Bà Chín tựa mình vào vách tường nhà trên đường Lý Chính Thắng để ngủ.

Người đàn ông nằm co ro trên tấm bìa giấy nơi vỉa hè, cô quạnh trong thời khắc nhà nhà sum vầy.

Người đàn ông nằm co ro trên tấm bìa giấy nơi vỉa hè, cô quạnh trong thời khắc nhà nhà sum vầy.

Bình Định: Miệt mài mưu sinh đêm Giao thừa

Những ngày cuối năm, tại chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Tất Thành nối dài (TP Quy Nhơn, Bình Định) là nơi tập trung nhiều lao động nghèo từ bác xích lô, xe thồ đến những em nhỏ theo cha mẹ đi bán bao lì xì kiếm từng đồng bạc lẻ hy vọng cái Tết tinh tươm.

Dưới lòng đường dòng người tấp nập, em Cương lặng lẽ mưu sinh đêm giao thừa với hy vọng kiếm tiền phụ giúp mẹ lo tiền thuốc men cho bà ngoại
Dưới lòng đường dòng người tấp nập, em Cương lặng lẽ mưu sinh đêm giao thừa với hy vọng kiếm tiền phụ giúp mẹ lo tiền thuốc men cho bà ngoại

Đêm 30 Tết, trong khi nhiều đứa trẻ cùng trang lứa theo cha mẹ xuống phố đón giao thừa, thì nhiều đứa trẻ theo cha mẹ hoặc một mình về khu chợ hoa Tết Quy Nhơn bán bao lì xì. Hầu hết, các em đều được liệt vào danh sách gia cảnh khó khăn, hoàn cảnh éo le.

Em Võ Minh Cương (16 tuổi, phường Nhơn Phú) mấy ngày qua từ phường Nhơn Bình đạp xe vào trung tâm TP Quy Nhơn bán bao lì xì phụ mẹ nuôi bà bị đau đang nằm bệnh viện. Qua trò chuyện chúng tôi mới biết Cương không may mắn như đám bạn. Cha mất sớm từ khi em còn nhỏ nên người mẹ một tay tảo tần nuôi em lớn khôn.

“Nghe mẹ kể, bố mất thì khi em mới sinh ra không lâu. Mẹ ở vậy nuôi em và bà ngoại. Nhưng mấy ngày nay, bà ngoại đau phải năm bệnh viện, mẹ bỏ làm để chăm sóc bà nên em đi bán bao lì xì, thiệp mừng kiếm tiền phụ mẹ nuôi bà ngoại”- Cương bùi ngùi nói.

Một hoàn cảnh khác là ông Nguyễn Văn Hiền (55 tuổi, ngụ phường Quang Trung, TP Quy Nhơn), chạy xích lô mấy chục năm nay. Lẽ ra khi Tết đến, Xuân về ông sẽ vui nhưng lòng ông lại nặng trĩu, thấy nghẹn ở cổ, cay con mắt khi nói đến đón giao thừa. Giây phút giao thừa cận kề, ông Hiền vẫn ngồi trên chiếc xích lô cũ dựng nép bên đường.

Nhiều năm nay, ông Hiền mưu sinh trong đêm 30 Tết nhưng ông không mong gì thời khắc giao thừa đến
Nhiều năm nay, ông Hiền mưu sinh trong đêm 30 Tết nhưng ông không mong gì thời khắc giao thừa đến

Theo ông Hiền, vợ chồng ông có 1 đứa con gái, cách đây 10, người vợ bị bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Từ ngày vợ mất ông suy sụp, mất sức sống. Hàng ngày, ông chạy xích lô chở bà bán cháo lòng ở chợ, tháng kiếm hơn 1 triệu đồng sống qua ngày. Tối lại ông ngủ lại ngay trước vỉa hè nhà bà bán cháo lòng để mai dậy sớm chở người và hàng đi chợ.

“Tranh thủ Tết họ nghỉ làm tui ra chở hoa Tết, ai thuê thì chở. Tết nhất người ta vui chứ, chứ tui có gì vui. Tui có đứa con gái lấy chồng ở xóm Tiêu, đêm giao thừa là cháu gọi về ăn Tết, nhưng tui sống kiểu này quen rồi về cũng được không về cũng chẳng sao. Cần cái mền mỏng là qua đêm giữa trời”- ông Hiền nói như than.

Nguyễn Quang - Doãn Công