1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long

(Dân trí) - Chưa đầy 1 năm sau khi dự án trải nhựa lại mặt cầu Thăng Long tiêu tốn ngót 100 tỷ đồng hoàn tất, những ngày gần đây, mặt cầu liên tiếp xuất hiện những vết lồi lõm do lớp nhựa bị bong tróc, tạo thành những cái "ao" loang lổ trên mặt cầu.

Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 1
Mặt cầu Thăng Long bị xé dọc, xé ngang không lâu sau khi việc sửa chữa hoàn thành.
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 2
 
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 3
Mặt cầu "cuộn sóng", tạo thành những "gờ giảm tốc" hữu hiệu!
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 4
Đá và nhựa đường bị "đùn" lên như những tổ mối.
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 5
Những "cái ao" loang lổ giữa đường
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 6
Có những vết lõm rộng đến cả mét vuông.
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 7
Bằng một cách nào đó, những lớp đá quện chặt với nhựa đường
đã "bay" khỏi mặt cầu, để lộ hẳn phần "xương" phía dưới.
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 8
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 9
 
Những "cái ao" trên mặt cầu Thăng Long - 10
Rõ ràng, không thể đổ lỗi cho lượng lớn phương tiện lưu thông qua đây mỗi ngày.
 
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư hơn 90 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 2 (PMU2, thuộc Tổng Cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công ngày 23/10/2009 và hoàn thành, thông xe trở lại ngày 23/12/2009.
 
Ba tháng sau khi thông xe, mặt cầu Thăng Long bắt đầu xuất hiện những vết nứt. Theo kết luận của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) về những vết nứt đầu tiên, nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng nứt mặt cầu Thăng Long là do một số mẻ bê tông nhựa SMA đã nguội nhanh trong quá trình lu lèn. Tuy nhiên, đến nay, mặt cầu liên tục xuất hiện những vết nứt lớn hơn tại nhiều điểm khác nhau thì nguyên nhân được đưa ra liệu có thuyết phục?.
 
Tiến Nguyên