Nhiều tuyến đường ngoại thành Hà Nội mù mịt khói rơm rạ
(Dân trí) - Vụ mùa kết thúc, ở nhiều khu vực ngoại thành như Quốc Oai, Thạch Thất... người dân đốt rơm rạ tràn lan tạo thành những đám khói dày đặc vây kín nhiều tuyến đường.
Từ lâu việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạh lúa đã trở thành thói quen.
Một con đường ngoại thành Hà Nội dày đặc khói rơm rạ.
Một số người dân ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) cho biết, sau khi thu hoạch xong việc đốt rơm được nhiều người làm bởi không mất công dọn dẹp hay mang về nhà.
Ngoài ra khi đốt rơm rạ thành tro tàn cũng là một nguồn phân bón tự nhiên cho vụ mùa lúa sau.
Trước đây rơm rạ được người dân vùng nông thôn tận dụng để đun nấu, tới nay đười sống người dân nâng cao đều đun bằng ga nên rơm rạ được đốt luôn sau khi thu hoạch lúa.
Rơm rạ và thân cành lá lúa là phần thải ra sau khi được tuốt hạt.
Khói rơm rạ bay thành một lớp khói dầy đặc chắn ngang đường, người dân đi lại phải đối mặt với nguy hiểm do tầm nhìn bị che khuất.
Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở...
Theo mốt số chuyên gia về khoa học, rơm rạ là một dạng nguyên vật liệu, việc đốt rơm rạ có thể được coi là lãng phí tài nguyên, đặc biệt còn làm gây ra ô nhiễm môi trường.
Toàn Vũ