Nhiều tháng liền không mưa, Tây Nguyên "khát nước"!
(Dân trí) - Mùa khô kéo dài, 6 tháng liền lại không có mưa khiến nhiều địa phương tại Tây Nguyên lâm vào tình trạng thiếu nước. Theo dự báo, nếu đến cuối tháng 3 không có mưa, hàng trăm diện tích cây trồng có nguy cơ “chết khát”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân.
Tỉnh này có 782 công trình thủy lợi, mực nước tại các hồ chứa phổ biến còn khoảng 35 - 40% so với dung tích thiết kế; các hồ lớn có nguồn nước ổn định dung tích còn khoảng 60 - 70% các hồ nhỏ chủ yếu gần đến mực nước chết, hiện có 31 hồ đã cạn khôAnh Nguyễn Tiến Hoan (xã Cư Ni, huyện Ea Kar), cho biết, gần 1ha cà phê nhà anh đã tưới qua đợt 1 nay đến đợt tưới tiếp theo nhưng nước giếng bơm rất cạn kiệt chỉ tưới được dăm chục cây lại hết nước khiến gia đình anh rất lo lắng. “Tôi đang nhờ người khoan giếng để kiếm nguồn nước nhưng đến nay đã trên 90m vẫn chưa thấy nước nên rất lo lắng”.Vườn cà phê hơn 2 ha của gia đình anh Rơ Chăm Jiếp (làng Tốt, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) bị héo úa do thiếu nước tưới gần 1 tháng nay. Anh Jiếp cho biết: “Vì không có nước tưới, phải thuê người đến nạo vét giếng. Gia đình phải chia nhau túc trực khi nào có nước giếng mới bắt đầu kéo máy đi tưới” Cuối tháng 3, cánh đồng thôn 19, xã Đắk Drông, huyện Cư Jut chỉ còn sót lại một hồ nước duy nhất khiến cánh đồng rộng hàng chục héc ta khô cháy, phủ một màu trắng bạc, nứt nẻBà Nguyễn Thị Phương (trú thôn 19) cho biết, gần tháng nay địa phương không có một giọt mưa nào khiến các nguồn nước đều bị cạn kiệt, ruộng rẫy đều khô hết. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài đến cuối tháng 3, gia đình buộc phải bán gia súc vì không còn nguồn thức ăn.
“Trước đây gia đình mua khu rẫy 2ha với giá hơn 3 triệu đồng. Những năm gần đây rẫy liên tục thiếu nước khiến gia đình phải bỏ ra số tiền lớn để khoan giếng. Tuy nhiên không tìm được nước đành nhìn hàng trăm gốc tiêu chết dần”, ông Nông Đức Tuyên, thôn Tân Định, xã Đắk Gằn, phải bỏ ra hơn 400 triệu đồng để khoan giếng 17 cái giếng tìm nước, nói.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, dự đoán nguồn nước thiếu hụt nặng nhất là tháng 3, 5, 6. Trong tháng 3, diện tích hạn sẽ mở rộng hơn và có thể chiếm 60% toàn tỉnh Gia Lai.Theo ông Nguyễn Văn Huấn, Phó trưởng phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên cho biết: “Do mùa mưa năm 2018 kết thúc sớm đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm, tình hình thời tiết năm 2019. Một số hồ chứa chưa kịp tích đủ nước bị thiếu hụt nước tưới từ 30-35%”.