1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Nguyên Thẩm phán Tòa Công lý quốc tế đến Việt Nam bàn về Biển Đông

(Dân trí) - Giáo sư Luật quốc tế Alexander Yankor, nguyên Thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật biển đã có mặt tại TPHCM để nói về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.

Chiều 25/7, tại TPHCM đã diễn ra buổi họp báo về hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”. 

Hội thảo do Hội Luật Gia Việt Nam và Trường Đại học Luật TPHCM phối hợp tổ chức. Hội thảo sẽ diễn ra trong ngày 26/7 tại Dinh Độc lập, TPHCM với sự tham gia của khoản 50 chuyên gia, học giả về luật biển có uy tín quốc tế đến từ nhiều nước trên thế giới, đại diện một số cơ quan, ban ngành của Việt Nam, chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty luật, cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước. 

Có nhiều học giả quốc tế uy tín tham gia hội thảo đến từ Trung tâm, Viện nghiên cứu, trường Đại học lớn của Mỹ, Nga, Italia, thụy Sĩ, Hungari, Bungari, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Singapore. Trong số đó, chủ yếu là các học giả chưa từng tham dự các hội thảo quốc tế về Biển Đông đã được tổ chức tại Việt Nam từ trước đến nay.

GS.TS Mai Hồng Quỳ (phải) cho biết, hội thảo lần này chỉ tập trung vào
GS.TS Mai Hồng Quỳ (phải) cho biết, hội thảo lần này chỉ tập trung vào
 lĩnh vực pháp lý trong việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép

GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM cho biết, khác với hội thảo về Biển Đông trước đây có phạm vi rộng, bàn nhiều vấn đề về lịch sử, vị trí địa chính trị của biển Đông, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước trong khu vực và thế giới…, hội thảo lần này chỉ tập trung vào lĩnh vực pháp lý, mà cụ thể là phân tích, đánh giá, phân tích sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế.

Hội thảo cũng sẽ xem xét, thảo luận về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế bao gồm các biện pháp chính trị, ngoại giao và biện pháp pháp lý.

Các học giả đến từ các quốc gia đã sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp như Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan… sẽ trình bày kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trước các cơ quan Tài phán quốc tế (Tòa án và Trọng tài quốc tế). Đặc biệt, các chuyên gia đã từng tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế với tư cách là Thẩm phán, Luật sư như Giáo sư Luật quốc tế Alexander Yankor, nguyên Thẩm phán Tòa Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật biển đến từ Bungari; Giáo sư Makane Moise Mbengue khoa Luật Đại học Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ nhằm giúp Việt Nam có thêm thông tin, kinh nghiệm để giải quyết hòa bình vụ việc này.

Công Quang