1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Người “thuần hóa” đào thất thốn kiêu kỳ

(Dân trí) - Những cánh đào thất thốn đẹp kiêu kỳ làm đắm say lòng người chơi đào. Nhưng chính vì vẻ đẹp kiêu sa ấy mà nhiều nghệ nhân qua các thế hệ ở làng đào Nhật Tân theo đuổi việc "thuần hóa" đào thất thốn đã phải nếm trải nhiều cay đắng của thất bại.

Trải qua những thăng trầm của thời gian, những làng nghề truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, giữ gìn được những nét đẹp văn hóa của cha ông. Cuối năm 2015 vừa qua làng đào Nhật Tân đã được công nhận là Làng nghề truyền thống. Sản vật của làng Nhật Tân từ hàng trăm năm nay nổi tiếng với các giống đào như đào bích, đào phai, đào năm cánh nhưng vượt lên tất cả phải nhắc tới đào thất thốn, giống đào được liệt vào danh sách sản vật tiến Vua mỗi khi xuân về.

Đào Thất thốn là tinh hoa đã đem lại niềm tự hào cho làng đào Nhật Tân. Khác với đào bích, đào phai, đào thất thốn thường nở muộn sau rằm tháng Giêng. Hoa thất thốn không nở rộ như các loại đào khác, nở chậm rãi từng bông từ đầu cành rồi lần lượt xuống tới tận gốc.
Đào Thất thốn là tinh hoa đã đem lại niềm tự hào cho làng đào Nhật Tân. Khác với đào bích, đào phai, đào thất thốn thường nở muộn sau rằm tháng Giêng. Hoa thất thốn không nở rộ như các loại đào khác, nở chậm rãi từng bông từ đầu cành rồi lần lượt xuống tới tận gốc.
Bông to, cánh dày và sắc đỏ của thất thốn thì không loại đào nào sánh kịp. Khi nở căng, bông hoa có màu đỏ huyết dụ, màu thể hiện sự quyền quý. Những bông hoa kép có thể có từ 30 – 50 cánh mỗi bông và khi tàn không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa. Nhưng để được những cây đào quý này trổ bông đúng vào Tết thì không phải người Nhật Tân nào cũng làm được.
Bông to, cánh dày và sắc đỏ của thất thốn thì không loại đào nào sánh kịp. Khi nở căng, bông hoa có màu đỏ huyết dụ, màu thể hiện sự quyền quý. Những bông hoa kép có thể có từ 30 – 50 cánh mỗi bông và khi tàn không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa. Nhưng để được những cây đào quý này trổ bông đúng vào Tết thì không phải người Nhật Tân nào cũng làm được.
Người “thuần hóa” đào thất thốn kiêu kỳ - 3

Những người trồng đào có tiếng ở đất Nhật Tân không nhớ nổi từ bao giờ và cũng không biết vì sao giống đào vương giả ấy lại có mặt trên đất này, chỉ biết, đó là huyền thoại từ thời cha, thời ông của họ. Đến nay, giống đào quý hiếm này dần vắng bóng tại xứ Nhật Tân bởi cái sự kiêu kỳ của mình.

Cũng bí hiểm như nguồn gốc, cái tên “thất thốn” của giống đào quý này chưa được thống nhất, lý giải cho ngọn ngành. “Thốn” là đơn vị đo chiều dài của y học phương đông cổ xưa, tương đương 1 đốt ngón tay. Có người bảo gọi “thất thốn” bởi lá đào dài đúng 7 thốn, người lại nói cứ 7 thốn cây sẽ chia cành một lần, 1 thốn có 7 bông hoa, người khác lại bảo, gọi như vậy vì cứ 7 thốn sẽ có một bông mọc thẳng từ thân, 7 năm mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh...
Cũng bí hiểm như nguồn gốc, cái tên “thất thốn” của giống đào quý này chưa được thống nhất, lý giải cho ngọn ngành. “Thốn” là đơn vị đo chiều dài của y học phương đông cổ xưa, tương đương 1 đốt ngón tay. Có người bảo gọi “thất thốn” bởi lá đào dài đúng 7 thốn, người lại nói cứ 7 thốn cây sẽ chia cành một lần, 1 thốn có 7 bông hoa, người khác lại bảo, gọi như vậy vì cứ 7 thốn sẽ có một bông mọc thẳng từ thân, 7 năm mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh...
Nét đẹp thì hiếm có nhưng sự kiêu kỳ của đào thất thốn thì đã làm nản lòng nhiều người làng Nhật Tân và cũng lỗi hẹn với nhiều người say hoa. May sao, có một nghệ nhân đầu tiên và duy nhất đã thành công trong việc bắt đào thất thốn phải thuần phục, khai hoa nở nhụy đúng Tết Nguyên đán. Người đó là anh Lê Hàm, người dân nói vui gọi anh là –“kẻ gàn của Nhật Tân”
Nét đẹp thì hiếm có nhưng sự kiêu kỳ của đào thất thốn thì đã làm nản lòng nhiều người làng Nhật Tân và cũng lỗi hẹn với nhiều người say hoa. May sao, có một nghệ nhân đầu tiên và duy nhất đã thành công trong việc bắt đào thất thốn phải thuần phục, khai hoa nở nhụy đúng Tết Nguyên đán. Người đó là anh Lê Hàm, người dân nói vui gọi anh là –“kẻ gàn của Nhật Tân”
Để chinh phục được cây cho hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán, ông Lê Hàm đã mất hơn 20 năm “ăn với đào, ngủ với đào” và không biết bao mùa vụ gần như mất trắng chỉ vì “ Nhìn bông hoa đẹp và quý thế mà làm sao ép nở được đúng Tết thì quý biết mấy”
Để chinh phục được cây cho hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán, ông Lê Hàm đã mất hơn 20 năm “ăn với đào, ngủ với đào” và không biết bao mùa vụ gần như mất trắng chỉ vì “ Nhìn bông hoa đẹp và quý thế mà làm sao ép nở được đúng Tết thì quý biết mấy”
“Chơi đào thất thốn là chơi từ cây đến chồi và hoa” giống thất thốn này gần như không thể lại ghép vì vậy phải ươm hạt chăm bẵm cây được 6 đến 8 năm mới cắt tỉa tạo dáng cho cây, và để có được gốc đào ưng ý anh Lê Hàm phải chăm bẵm tối thiếu mỗi cây trên 10 năm mới có thể cho thu hoạch. Để có gốc đào thất thốn sù sì cằn cỗi của năm tháng, chồi non xanh mướt và những bông hoa bụ bẫm màu huyết dụ nở đúng dịp tết Nguyên đán thì người sành chơi không do dự bỏ ra vài chục triệu đồng
“Chơi đào thất thốn là chơi từ cây đến chồi và hoa” giống thất thốn này gần như không thể lại ghép vì vậy phải ươm hạt chăm bẵm cây được 6 đến 8 năm mới cắt tỉa tạo dáng cho cây, và để có được gốc đào ưng ý anh Lê Hàm phải chăm bẵm tối thiếu mỗi cây trên 10 năm mới có thể cho thu hoạch. Để có gốc đào thất thốn sù sì cằn cỗi của năm tháng, chồi non xanh mướt và những bông hoa bụ bẫm màu huyết dụ nở đúng dịp tết Nguyên đán thì người sành chơi không do dự bỏ ra vài chục triệu đồng
Anh tâm sự: “Cái giống thất thốn này, biết là đã trồng từ thời các cụ, nhưng nghe nói ít ai thành công. Những người “ép” được thất thốn trổ hoa đã là xuất sắc, nhưng vẫn không thể đúng Tết như những giống đào khác. Làng Nhật Tân, ngoài tôi còn có hai người nữa còn bám trụ với giống đào này, một người thuộc thế hệ trước, hơn tôi gần chục tuổi, một người sàn sàn tuổi tôi, nhưng cũng thất bại lên thất bại xuống, trắng tay bao lần mà chưa yên. Bởi thế, chẳng có ai đi trước mà chỉ cho mình kinh nghiệm, dạy mình cách chăm sóc. Tôi chỉ còn cách học hỏi từ chính những sai lầm của người khác, biết họ đã thất bại ở đâu để tránh đi thôi”.
Anh tâm sự: “Cái giống thất thốn này, biết là đã trồng từ thời các cụ, nhưng nghe nói ít ai thành công. Những người “ép” được thất thốn trổ hoa đã là xuất sắc, nhưng vẫn không thể đúng Tết như những giống đào khác. Làng Nhật Tân, ngoài tôi còn có hai người nữa còn bám trụ với giống đào này, một người thuộc thế hệ trước, hơn tôi gần chục tuổi, một người sàn sàn tuổi tôi, nhưng cũng thất bại lên thất bại xuống, trắng tay bao lần mà chưa yên. Bởi thế, chẳng có ai đi trước mà chỉ cho mình kinh nghiệm, dạy mình cách chăm sóc. Tôi chỉ còn cách học hỏi từ chính những sai lầm của người khác, biết họ đã thất bại ở đâu để tránh đi thôi”.
Cả năm chăm bẵm, bao công sức bỏ ra nhưng chỉ cần đợt nắng đợt gió khác thường thì hoa nở muộn thậm chí đào chỉ như gốc củi khô. Sau bao thất bại nhưng không nản, anh Lê Hàm đã tìm ra cách “trị thời tiết” bằng cách xây nhà lắp điều hòa 2 chiều cùng hệ thống thông gió, cũng như điều tiết độ ẩm “chiều” theo sự khó tính của đào
Cả năm chăm bẵm, bao công sức bỏ ra nhưng chỉ cần đợt nắng đợt gió khác thường thì hoa nở muộn thậm chí đào chỉ như gốc củi khô. Sau bao thất bại nhưng không nản, anh Lê Hàm đã tìm ra cách “trị thời tiết” bằng cách xây nhà lắp điều hòa 2 chiều cùng hệ thống thông gió, cũng như điều tiết độ ẩm “chiều” theo sự khó tính của đào
Trong 2-3 năm gần đây thì đào thất thốn chịu thuần phục trổ hoa theo ý chủ nhân. Nhưng mỗi vụ anh Lê Hàm cũng chỉ đưa ra thị trường xấp xỉ trăm cây. Để được thưởng lãm gốc đào quý này trong vài ngày Tết, người chơi đào phải đặt hàng từ rất sớm
Trong 2-3 năm gần đây thì đào thất thốn chịu thuần phục trổ hoa theo ý chủ nhân. Nhưng mỗi vụ anh Lê Hàm cũng chỉ đưa ra thị trường xấp xỉ trăm cây. Để được thưởng lãm gốc đào quý này trong vài ngày Tết, người chơi đào phải đặt hàng từ rất sớm

Bác Nguyễn Quý Kiên, người chơi đào chia sẻ “Người chơi đào thất thốn phải là người kỹ tính, cầu kỳ, hiểu biết và thực sự gửi gắm linh hồn, tình cảm vào cây, không phải cứ có tiền là chơi được. Tôi chỉ bán hoặc cho thuê với những ai “sành” chơi, tinh tế và am hiểu về giống đào này thôi, vì việc chăm sóc đào thất thốn đòi hỏi người chơi phải có kiến thức, tâm hồn cũng như kiên nhẫn. Tôi rất mong làng Nhật Tân có nhiều người thành công với đào thất thốn như anh Lê Hàm để giống đào quý này được nhân rộng và nhiều người được biết tới”

Bác Nguyễn Quý Kiên, người chơi đào chia sẻ “Người chơi đào thất thốn phải là người kỹ tính, cầu kỳ, hiểu biết và thực sự gửi gắm linh hồn, tình cảm vào cây, không phải cứ có tiền là chơi được. Tôi chỉ bán hoặc cho thuê với những ai “sành” chơi, tinh tế và am hiểu về giống đào này thôi, vì việc chăm sóc đào thất thốn đòi hỏi người chơi phải có kiến thức, tâm hồn cũng như kiên nhẫn. Tôi rất mong làng Nhật Tân có nhiều người thành công với đào thất thốn như anh Lê Hàm để giống đào quý này được nhân rộng và nhiều người được biết tới”

Gia Vinh

Dòng sự kiện: Tết Bính Thân 2016