1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Người phụ nữ hơn 30 năm gắn bó với búa đe, lò lửa ở Hà Nội

(Dân trí) - Cũng như bao nghề truyền thống của Việt Nam, nghề rèn dao kéo thủ công truyền thống ở Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội) trải qua nhiều thăng trầm theo sự biến đổi của thời cuộc. Thế nhưng hơn 30 qua, bà Tuyến vẫn gắn bó với lò lửa, búa đe dù đây là công việc chuyên dành cho những người đàn ông.

Người phụ nữ Hà Nội hơn 30 năm gắn bó với búa đe, lò lửa


Về làng nghề Đa Sỹ, hỏi đến bà Đỗ Thị Tuyến, không ai không biết đến. Ở tuổi 50, bà Tuyến đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề rèn dao kéo thủ công.

Về làng nghề Đa Sỹ, hỏi đến bà Đỗ Thị Tuyến, không ai không biết đến. Ở tuổi 50, bà Tuyến đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề rèn dao kéo thủ công.


Đa Sỹ ngày nay có khoảng 900 hộ dân làm nghề rèn. Nghề này vốn nặng nhọc, nóng bức, vốn chỉ dành cho những người đàn ông to khỏe nhưng bà Tuyến đã theo nghề từ năm 20 tuổi.

Đa Sỹ ngày nay có khoảng 900 hộ dân làm nghề rèn. Nghề này vốn nặng nhọc, nóng bức, vốn chỉ dành cho những người đàn ông to khỏe nhưng bà Tuyến đã theo nghề từ năm 20 tuổi.


Từ nhỏ tôi đã tiếp xúc với nghề rèn. Đây không phải là nghề truyền thống của gia đình tôi nhưng tiếng đe, tiếng búa tôi đã nghe từ lúc nhỏ. Những âm thanh quen thuộc đó đã theo tôi suốt quãng thời gian sau này, bà Tuyến kể.

"Từ nhỏ tôi đã tiếp xúc với nghề rèn. Đây không phải là nghề truyền thống của gia đình tôi nhưng tiếng đe, tiếng búa tôi đã nghe từ lúc nhỏ. Những âm thanh quen thuộc đó đã theo tôi suốt quãng thời gian sau này", bà Tuyến kể.


Đã hơn 30 năm theo nghề, những sản phẩm bà Tuyến làm ra đã có thương hiệu trên thị trường. Nhà tôi làm theo đơn đặt hàng nên hàng làm đến đâu bán hết đến đó, có dịp làm không đủ cung cấp cho thị trường..., bà Tuyến chia sẻ thêm.

Đã hơn 30 năm theo nghề, những sản phẩm bà Tuyến làm ra đã có thương hiệu trên thị trường. "Nhà tôi làm theo đơn đặt hàng nên hàng làm đến đâu bán hết đến đó, có dịp làm không đủ cung cấp cho thị trường...", bà Tuyến chia sẻ thêm.


Những nhát búa mạnh mẽ và chính xác của một phụ nữ đã 50 tuổi nhưng vẫn như hồi còn như mới vào nghề.

Những nhát búa mạnh mẽ và chính xác của một phụ nữ đã 50 tuổi nhưng vẫn như hồi còn như mới vào nghề.


Làm quen với nghề rèn từ năm 20 tuổi, bà Tuyến trở thành thợ rèn chuyên nghiệp từ lúc nào không hay.

Làm quen với nghề rèn từ năm 20 tuổi, bà Tuyến trở thành thợ rèn chuyên nghiệp từ lúc nào không hay.


Nghề rèn cực kỳ vất vả, bởi quanh năm phải tiếp xúc với hơi than độc hại, nhất là những ngày nắng nóng, nhiều người đã bỏ nghề, bà Tuyến nói.

"Nghề rèn cực kỳ vất vả, bởi quanh năm phải tiếp xúc với hơi than độc hại, nhất là những ngày nắng nóng, nhiều người đã bỏ nghề", bà Tuyến nói.


Để rèn những con dao, cây kéo tốt, ngoài thép tốt thì mỗi một lò rèn lại có một bí quyết riêng.

Để rèn những con dao, cây kéo tốt, ngoài thép tốt thì mỗi một lò rèn lại có một bí quyết riêng.


Những sản phẩm bà làm ra đều rất tinh xảo, được nhiều người tin dùng. Nhiều khách hàng rất bất ngờ khi biết sản phẩm do một người phụ nữ làm ra.

Những sản phẩm bà làm ra đều rất tinh xảo, được nhiều người tin dùng. Nhiều khách hàng rất bất ngờ khi biết sản phẩm do một người phụ nữ làm ra.


Qua quãng thời gian làm nghề hơn 30 năm, tôi có nhiều vui buồn vì nghề, nhưng không thể quên được là ngày đầu tiên tôi làm ra được con dao cổ thép và được nhiều người đón nhận. Nay còn sức khỏe nên tôi vẫn làm, làm tới khi nào không làm được nữa thì thôi. Nghề tôi muốn truyền lại cho con trai, hiện tại hai mẹ con tôi mỗi ngày cũng làm đều đều 15 đến 20 con dao, bà Tuyến tâm sự.

"Qua quãng thời gian làm nghề hơn 30 năm, tôi có nhiều vui buồn vì nghề, nhưng không thể quên được là ngày đầu tiên tôi làm ra được con dao "cổ thép" và được nhiều người đón nhận. Nay còn sức khỏe nên tôi vẫn làm, làm tới khi nào không làm được nữa thì thôi. Nghề tôi muốn truyền lại cho con trai, hiện tại hai mẹ con tôi mỗi ngày cũng làm đều đều 15 đến 20 con dao", bà Tuyến tâm sự.


Chỉ vào cánh tay, bà Tuyến kể: Làm nghề rèn chuyện bị bỏng là không thể tránh khỏi, những vết bỏng này cũng là kỷ niệm. Nhiều khi nhìn những vết bỏng này tôi lại nhớ những lần bị bỏng, có lần bỏng nặng phải nghỉ hàng tuần. Nghỉ được mấy hôm tôi lại nhớ nghề, vết thương chưa lành nhưng đã tiếp tục công việc.

Chỉ vào cánh tay, bà Tuyến kể: "Làm nghề rèn chuyện bị bỏng là không thể tránh khỏi, những vết bỏng này cũng là kỷ niệm. Nhiều khi nhìn những vết bỏng này tôi lại nhớ những lần bị bỏng, có lần bỏng nặng phải nghỉ hàng tuần. Nghỉ được mấy hôm tôi lại nhớ nghề, vết thương chưa lành nhưng đã tiếp tục công việc".

Toàn Vũ