1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Quảng Nam:

Người dân xã đảo hết cảnh đi đò tròng trành qua sông

(Dân trí) - Sau hơn hai tháng đưa lên triền đà để sửa chữa, ngày 16/1, người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam đã chính thức được sử dụng lại chiếc phà vỏ thép, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra xã đảo Tam Hải.

Phà vỏ thép tự hành nối từ đất liền ra xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành dài 27 mét, rộng 4,5 mét, công suất 110 CV, được phép chở 49 người và 6 tấn hàng hóa mỗi chuyến.

Người dân xã đảo hết cảnh đi đò tròng trành qua sông - Ảnh 1.
Người dân xã đảo hết cảnh đi đò tròng trành qua sông - Ảnh 2.

Người dân xã đảo Tam Hải đã được sử dụng lại phà vỏ thép qua lại sông Trường Giang

 

Để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa đất liền với đảo, phà vỏ thép tự hành Tam Hải hoạt động liên tục từ 5h sáng đến 23h30 hàng ngày. Đội ngũ lái tàu và nhân viên phục vụ trên tàu đều được đào tạo và cấp đầy đủ các chứng chỉ hành nghề.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, mỗi năm phà tự hành Tam Hải vận chuyển hàng nghìn tấn vật tư, nhiên liệu, vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng và sinh hoạt của nhân dân trên đảo.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Ngọc Hữu - Chủ tịch UBND xã Tam Hải - cho biết, tổng kinh phí sửa chữa phà vỏ thép này hơn 1,1 tỉ đồng do huyện Núi Thành hỗ trợ. Hiện huyện đã chuyển kinh phí sửa chữa cho Công ty đóng tàu.

Theo ông Hữu, ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng nghìn người dân mỗi ngày, mỗi năm phà tự hành Tam Hải còn vận chuyển hàng nghìn tấn vật tư, nhiên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng và sinh hoạt của nhân dân trên đảo.

Trước đó, như Dân trí đã phản ảnh (Người dân xã đảo “tròng trành” trên những chiếc ghe gỗ), từ giữa tháng 10/2018, chiếc phà sắt hàng ngày đưa hàng nghìn người dân và học sinh xã đảo Tam Hải đi qua sông Trường Giang vào đất liền làm ăn, học sinh đi học sau gần 10 năm hoạt động đã hỏng.

Tuy nhiên, thông báo của xã Tam Hải chỉ sửa chữa phà trong 1 tháng, nhưng đến cuối năm 2018 chiếc phà vẫn chưa hoàn thành. Do không có phà để đi nên người dân đi trên những chiếc tàu gỗ, ghe nhỏ rất không an toàn.

C.Bính