1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Nội trưng bày phối cảnh ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm

(Dân trí) - Sáng 9/3 Hà Nội, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 (ga hồ Hoàn Kiếm) được trưng bày công khai để người dân Thủ đô tham quan và đóng góp ý kiến.


Sáng 9/3, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 – ga hồ Hoàn Kiếm - được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm).

Sáng 9/3, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 – ga hồ Hoàn Kiếm - được trưng bày tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm).


Mặt bằng và cảnh quan cửa lên xuống số 3, nằm trong khu vực vườn hoa Hồ Gươm, khu vực đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội.

Mặt bằng và cảnh quan cửa lên xuống số 3, nằm trong khu vực vườn hoa Hồ Gươm, khu vực đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội.


Phối cảnh mặt bằng cụm công trình phụ trợ cửa lên xuống số một. Ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo được đề xuất đặt tại vị trí Km9+864,645, trong khu vực khuôn viên công viên Bờ hồ Hoàn Kiếm.

Phối cảnh mặt bằng cụm công trình phụ trợ cửa lên xuống số một. Ga ngầm C9, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo được đề xuất đặt tại vị trí Km9+864,645, trong khu vực khuôn viên công viên Bờ hồ Hoàn Kiếm.


Phối cảnh mặt bằng tháp thông gió và cửa lên xuống số hai, đoạn trước Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Phối cảnh mặt bằng tháp thông gió và cửa lên xuống số hai, đoạn trước Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Hà Nội trưng bày phối cảnh ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm - 5

Hà Nội trưng bày phối cảnh ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm - 6

Hà Nội trưng bày phối cảnh ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm - 7

Ga ngầm C9 thuộc dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm có phương án quy hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bản vẽ quy hoạch sẽ được trưng bày tới hết tháng 3/2018.

Ga ngầm C9 thuộc dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm có phương án quy hoạch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bản vẽ quy hoạch sẽ được trưng bày tới hết tháng 3/2018.


Ga ngầm C9 được đề xuất đặt tại vị trí Km9+864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Ga ngầm C9 được đề xuất đặt tại vị trí Km9+864,645, trong khu vực khuôn viên công viên bờ hồ Hoàn Kiếm.


Nhà ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm, dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3 tầng gồm tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga.

Nhà ga chính được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng, phần dưới vườn hoa bờ hồ Hoàn Kiếm, dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m và có 3 tầng gồm tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga.


Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m, tới tượng đài Cảm tử là 81m, đến đền Bà Kiệu là 83m, đến Tháp Bút là 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ là 120m. Theo thiết kế ban đầu, ga ngầm C9 sẽ có 4 cửa lên xuống.

Khoảng cách ngắn nhất từ thân ga C9 tới Hồ Gươm là khoảng 10m, tới tượng đài Cảm tử là 81m, đến đền Bà Kiệu là 83m, đến Tháp Bút là 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ là 120m. Theo thiết kế ban đầu, ga ngầm C9 sẽ có 4 cửa lên xuống.


Vào cuối năm 2017, phương án bố trí mặt bằng ga ngầm C9 đã đưa ra trong buổi làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các nhà khoa học, sử học, kiến trúc sư.

Vào cuối năm 2017, phương án bố trí mặt bằng ga ngầm C9 đã đưa ra trong buổi làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các nhà khoa học, sử học, kiến trúc sư.


Đại diện ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, hiện tại chỉ còn Tổng mặt bằng ga ngầm C9 - ga hồ Hoàn Kiếm là chưa được phê duyệt.

Đại diện ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, hiện tại chỉ còn Tổng mặt bằng ga ngầm C9 - ga hồ Hoàn Kiếm là chưa được phê duyệt.


Cũng theo đại diện quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, hầm ngầm được thi công bằng máy khoan TBM, công trường thi công nhà ga với sàn tạm bằng thép, kết hợp nhiều công nghệ giảm ảnh hưởng tới bề mặt nơi đường hầm đi qua.

Cũng theo đại diện quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, hầm ngầm được thi công bằng máy khoan TBM, công trường thi công nhà ga với sàn tạm bằng thép, kết hợp nhiều công nghệ giảm ảnh hưởng tới bề mặt nơi đường hầm đi qua.


Mặt cắt của tuyến đường sắt đô thị số 2 tại khu vực tháp bút, với vùng ảnh hưởng là đường kẻ ở giữa.

Mặt cắt của tuyến đường sắt đô thị số 2 tại khu vực tháp bút, với vùng ảnh hưởng là đường kẻ ở giữa.


Ngay trong buổi đầu tiên trưng bày, bản vẽ ga ngầm C9 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

Ngay trong buổi đầu tiên trưng bày, bản vẽ ga ngầm C9 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

ông Phạm Thế Vĩnh (quận Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi hoàn toàn ủng hộ tuyến đường sắt đo thị số 2 này, khi đi vào hoạt động tuyến đường sắt đô thị này sẽ làm đa dạng phong phú cho thủ đô. Công trình mang tính hiện đại so với từ xưa tới nay mang tính chất xã hội cao…”.
ông Phạm Thế Vĩnh (quận Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ: “Tôi hoàn toàn ủng hộ tuyến đường sắt đo thị số 2 này, khi đi vào hoạt động tuyến đường sắt đô thị này sẽ làm đa dạng phong phú cho thủ đô. Công trình mang tính hiện đại so với từ xưa tới nay mang tính chất xã hội cao…”.

Mỗi người dân khi đến thăm quan mô hình mặt bằng ga C9 đều được phát phiếu để ghi nhận những ý kiến đóng góp.

Mỗi người dân khi đến thăm quan mô hình mặt bằng ga C9 đều được phát phiếu để ghi nhận những ý kiến đóng góp.


Cá nhân tôi ủng hộ tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, bởi việc đi lại của người dân sẽ dễ dàng hơn, thành phố hiện đại hơn”, ông Tạ Khắc Hải (Hà Nội) đóng góp ý kiến.

"Cá nhân tôi ủng hộ tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, bởi việc đi lại của người dân sẽ dễ dàng hơn, thành phố hiện đại hơn”, ông Tạ Khắc Hải (Hà Nội) đóng góp ý kiến.

Toàn Vũ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm