Đại lễ Vesak 2019:
Nghi lễ tắm Phật truyền thống tại chùa Tam Chúc
(Dân trí) - Sau buổi khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019) tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam), các đại biểu, tăng ni, phật tử và du khách đã tham dự nghi lễ tắm Phật truyền thống và thả chim bồ câu hòa bình.
Nghi lễ tắm Phật, nghi thức tâm linh truyền thống được thực hiện trang nghiêm
Theo kinh điển ghi lại, khi Thái tử Sĩ Đạt Đa sau này tu hành thành Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh có 9 rồng phun nước tắm cho Ngài, hoan hỉ đón mừng sự đản sinh của Ngài. Bây giờ Phật tử tắm Phật để diễn tả sự hoan hỉ chào mừng Đức Phật đản sinh.
Ý nghĩa thứ hai, việc dùng nước tắm Phật để gột rửa thân tâm của chính mình cho được thanh tịnh. Người tu Phật khi thực hiện việc tắm Phật muốn mong cho tất cả chúng sinh từ bỏ tham sân si ố uế của tâm hồn, mong tâm được thanh tịnh trong sạch.
Ngoài ra, nghi thức tắm Phật còn gắn với văn hóa truyền thống Việt Nam. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam gắn bó hài hòa với tín ngưỡng của người Việt Nam, ngày Phật đản trước đây của người Việt Nam tổ chức vào ngày 8/4 đi liền với ước nguyện cầu mưa của văn hóa nông nghiệp Việt Nam.
Dòng người "đội nắng" vào điện Quan Âm và cổng Tam Quan tham dự lễ tắm Phật truyền thống
Nghi lễ tắm Phật truyền thống thu hút hàng vạn phật tử
Người dân thành tâm cầu nguyện trong nghi lễ tắm Phật truyền thống
Sau nghi lễ tắm Phật truyền thống là lễ thả bồ câu cầu hòa bình trên thế giới
Hàng nghìn quả bóng bay được thả lên bầu trời ở chùa Tam Chúc sau lễ Khai mạc Vesak 2019
Toàn Vũ - Đức Văn