1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nghệ An - Thanh Hoá:

Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2

(Dân trí) - Cuối giờ chiều 16/7, tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá đã cơ bản hoàn tất công tác đối phó với bão số 2. Theo đó, cơ quan chức năng đã có phương án di dời hàng ngàn người dân ở các vùng có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn; Nhà cửa, tàu thuyền... đều được chằng néo để giảm tổn thất, khi bão đổ bộ vào đất liền.

Ngư dân xứ Nghệ vào bờ an toàn trước diễn biến bão số 2.

Nghệ An: Chằng néo nhà, hàng quán, tàu thuyền...

Ghi nhận của PV Dân trí tại khu vực vùng biển TX Hoàng Mai hầu hết ngư dân các phường xã như Quỳnh Bảng, phường Quỳnh Phương.... và xã Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu) công tác kêu gọi tàu thuyền đạt 100% vào bờ và chằng néo an toàn.

Một cán bộ xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu cho biết, hiện trên địa bàn xã tất cả tàu thuyền đã cập bến an toàn.

Chiều nay 16/7, ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 2 tại Thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc.

Tại thị xã Cửa Lò, đoàn kiểm tra công tác neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại cảng Cửa Hội. Cửa Lò có hơn 300 tàu thuyền đang hoạt động trên biển đã được kêu gọi về nơi trú bão an toàn.

Thị xã Cửa Lò đã thành lập các đoàn kiểm tra hệ thống công trình đang thi công dang dở đảm bảo an toàn khi có bão đổ bộ vào đất liền; đôn đốc các phường, xã chặt tỉa cây xanh chống gãy đổ khi có gió bão; đối với hệ thống ki ốt bãi biển tuyên truyền cho du khách không tắm, ăn uống trên bãi biển; tổ chức cho nhân dân chằng chống nhà cửa, chống đổ ngã khi bão đổ bộ vào đêm nay.

Kiểm tra tại hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng yêu cầu đơn vị quản lý công trình cần thực hiện tốt công tác tiêu thoát nước đệm nội đồng, không để xảy ra ngập úng lúa Hè Thu vùng Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh.

Do đặc điểm công trình nằm sát trước cửa biển, nhiều hạng mục công trình đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, đơn vị quản lý công trình cần túc trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 2, đề phòng triều cường, nước biển dâng, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong hệ thống Nam Đàn - Hưng Nguyên - Nghi Lộc.

Trong chiều 16/7: Ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và tất cả lãnh đạo từ PCT UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban ngành, Chủ tịch các huyện... đã đến tận các huyện, xã, bản làng để làm công tác chỉ đạo quần chúng nhân dân ở những khu vực nguy hiểm chạy tránh bão số 2 đang tiến vào mảnh đất xứ Nghệ.

Dưới đây là một số hình ảnh người dân xứ Nghệ chạy bão số 2 do PV Dân trí ghi lại chiều 16/7:

Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 1

Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 2

Ngư dân Hoàng Mai chằng néo tàu an toàn tại bến.
Ngư dân Hoàng Mai chằng néo tàu an toàn tại bến.

Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 4
Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 5
Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 6
Tất cả hàng quán trên bãi biển Cửa Lò được đóng cửa và thu dọn sạch sẽ đồ có giá trị để tránh bão số 2.
Tất cả hàng quán trên bãi biển Cửa Lò được đóng cửa và thu dọn sạch sẽ đồ có giá trị để tránh bão số 2.

Dọc bãi biển và nhà dân tại Cửa Lò được chằng chéo an toàn.
Dọc bãi biển và nhà dân tại Cửa Lò được chằng chéo an toàn.

Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 9
Tiến hành chặt cành cây lớn trước nhà và quán ăn.
Tiến hành chặt cành cây lớn trước nhà và quán ăn.

Dọn dẹp bàn ghế tránh bão số 2.
Dọn dẹp bàn ghế tránh bão số 2.

Người dân Cửa Lò chặt cây cao trước nhà hàng của mình.
Người dân Cửa Lò chặt cây cao trước nhà hàng của mình.

Lên phương án di dân, chằng néo nhà cửa chạy bão số 2 - 13

Tàu thuyền tại TX Hoàng Mai được cho vào cảng an toàn.
Tàu thuyền tại TX Hoàng Mai được cho vào cảng an toàn.

Thanh Hóa “chạy đua” với bão số 2

Chiều 16/7, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành “cấm biển”. Đến 17h, hầu hết phương tiện tàu, thuyền và lao động hoạt động trong tỉnh đã vào các nơi tránh trú bão. Ngoài ra, nhiều phương tiện động đang hoạt động ở các vùng biển khác cũng đã nhận được thông tin về cơn bão và đang về nơi tránh trú bão.

Người dân di chuyển bè mảng vào tránh trú bão
Người dân di chuyển bè mảng vào tránh trú bão

Cùng với việc di chuyển tàu thuyền, các vật dụng thiết yếu trên tàu thuyền cùng ngư lưới cụ cũng được đưa lên bờ để đề phòng bão đổ bộ bất ngờ. Hệ thống tời dây được huy động tối đa để kéo tàu thuyền lên bãi tránh trú.

Ông Vũ Đình Thịnh, Bí thư Đảng ủy phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, cho biết: Phường đã liên lạc, kêu gọi tàu thuyền khẩn trương về nơi tránh trú an toàn. Đến 17h ngày 16/7, phương tiện đánh bắt và lao động trên tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn.

Đồng thời, việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây và triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các cảng, âu tránh trú, khu du lịch cũng được chính quyền chỉ đạo thực hiện ráo riết.

Để chủ động trong công tác ứng phó với diễn biến cơn bão số 2, tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các địa phương lập phương án sẵn sàng sơ tán 247.867 người khỏi vùng nguy hiểm.


Ngư dân tích cực đưa tàu thuyền, lồng bè đến nơi an toàn

Ngư dân tích cực đưa tàu thuyền, lồng bè đến nơi an toàn

Đồng thời, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn; tổ chức hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú; tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn.

Tuyệt đối không để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản. Các địa phương chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây và triển khai phương án đảm bảo an toàn các bến cảng, khu du lịch.

Các huyện miền núi, vùng nguy cơ xảy ra sạt lở cao, vùng cửa sông, ven biển phải sẵn sàng khi có lệnh sơ tán dân; kiểm tra cụ thể phương án 4 tại chỗ, trong đó chú trọng về lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn đề phòng trường hợp mưa lũ gây chia cắt dài ngày.

Nhiều bè mảng tại xã Hoằng Trường vẫn nằm ngoài bờ
Nhiều bè mảng tại xã Hoằng Trường vẫn nằm ngoài bờ

Tại thành phố Sầm Sơn, các xã, phường đã có phương án di dời 1.188 hộ dân với 5.048 nhân khẩu ở các vùng có nguy cơ ngập lụt cao đến nơi an toàn. Các khách sạn, cơ sở lưu trú chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho gần 8.000 du khách đang lưu trú tại Sầm Sơn.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực vùng biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, ngoài các tàu thuyền công suất lớn đã neo đậu tại bến cảng an toàn thì nhiều bè mảng nhỏ của người dân dọc bờ biển chưa được di dời vào sâu trong bờ.

Theo chia sẻ từ kinh nghiệm của người dân đi biển nơi đây, những cơn bão đầu mùa thường sẽ có lượng mưa và sức gió rất nhỏ nên nhiều ngư dân không di chuyển bè mảng vào trong.

Tại huyện miền núi Quan Sơn, qua trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện cho biết, đến thời điểm này, diễn biến thời tiết vẫn chưa có gì bất thường. Địa phương đã sẵn sàng di chuyển 16 hộ dân nằm đầu các con sông, suối, nơi có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.

Còn tại Mường Lát, huyện miền núi cao nhất của tỉnh Thanh Hóa, theo ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện cho biết, đến thời điểm này, huyện đã triển khai các chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác ứng phó với cơn bão số 2.

Đoàn công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa đi chỉ đạo công tác ứng phó với bãi số 2 tại một số địa phương ven biển
Đoàn công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa đi chỉ đạo công tác ứng phó với bãi số 2 tại một số địa phương ven biển

Các xã đang tập trung rà soát các vùng xung yếu. Từ những cơn bão trước, huyện đã di dời nhiều hộ dân khỏi vùng nguy hiểm. Riêng các hộ phát sinh trong việc làm chòi trên nương rẫy, chỉ đạo các địa phương yêu cầu các hộ về nhà chính...

Đi kiểm tra thực tế công tác ứng phó với cơn bão số 2 tại huyện Hậu Lộc, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu chủ tịch UBND huyện, chủ tịch các UBND xã, thị trấn phải tích cực, luôn chủ động trong tình huống và sẵn sàng phòng chống bão.

Đồng thời, ông Xứng chỉ đạo, nếu xã nào, huyện nào để xảy ra thiệt hại lớn, đặc biệt thiệt hại về người thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Nhóm PV