PhotoStory

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước

Thực hiện: Dương Nguyên

(Dân trí) - Cảnh sát đến từ 7 tỉnh, thành miền Trung tranh tài ở hai môn Bơi và Cứu nạn - cứu hộ trong môi trường nước. Hội thi giúp các chiến sĩ rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cứu người trong tình hình thực tế.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 1

Ngày 1/7, tại thành phố Vinh, Nghệ An đã diễn ra Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II - Cụm thi số 4, vòng loại năm 2022. Hơn 100 vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) đến từ 7 đội tham gia tranh tài là công an các tỉnh, thành như: Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và đội chủ nhà Nghệ An.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 2
Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 3

Chiều 1/7, các đội thi đấu 2 môn Cứu nạn - cứu hộ trong môi trường nước và môn Bơi cứu nạn - cứu hộ.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 4

Môn thi bơi diễn ra khi trọng tài bắn súng, phát lệnh xuất phát. VĐV thực hiện động tác tiếp nước bằng chân, bơi ếch hoặc trườn sấp ngẩng cao đầu.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 5

Khi đến vị trí cách hình nộm (giả lập người bị nạn) nổi đứng 1,5-2m thì VĐV lặn xuống, vòng qua về phía sau, dùng tay nâng cằm hình nộm bơi ngửa về cuối bể.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 6
Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 7

Sau khi bơi về cuối bể, VĐV đưa hình nộm lên giao cho VĐV số 2 mang về đặt vào ô quy định.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 8

Sau đó, VĐV số 2 nhảy xuống bơi, tiếp cận hình nộm khác đưa lên mặt nước, giao cho đồng đội. Với môn thi này, để đạt được thành tích cao, các VĐV phải có thể lực tốt và biết phân phối sức một cách hợp lý, đúng kỹ thuật. Đồng thời, các thao tác sử dụng thiết bị, phương tiện hỗ trợ một cách chính xác. Chỉ cần một thao tác thiếu chính xác, sai kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến thành tích của cá nhân và cả đội.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 9

Cũng trong chiều 1/7, các đội tiếp tục tranh tài môn thi Cứu nạn - cứu hộ trong môi trường nước.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 10
Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 11

Mục đích của môn thi này nhằm giúp cho chiến sĩ rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong từng thao tác để triển khai đội hình cứu nạn, cứu hộ trong môi trường nước một cách nhanh chóng, nhịp nhàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 12

VĐV tiếp nước theo phương pháp bằng chân, sau đó xả khí trong áo phao, chìm cơ thể trước vạch chìm, lặn theo tuyến thi, di chuyển đến vị trí đặt hình nộm. Sau khi tiếp cận, VĐV nhanh chóng nổi lên mặt nước, một tay giơ cao quá đầu để báo hiệu, một tay giữ hình nộm, bơi ngửa dìu hình nộm về đích.

Kỹ năng bơi điêu luyện của cảnh sát ở cuộc thi Cứu nạn - cứu hộ dưới nước - 13

Kết thúc phần thi Bơi cứu nạn - cứu hộ, Công an tỉnh Ninh Bình xếp thứ nhất, Công an Đà Nẵng xếp thứ 2, Công an Quảng Bình thứ 3. Còn phần thi Cứu nạn - cứu hộ trong môi trường nước, Công Quảng Trị xếp thứ nhất, Công an Nghệ An thứ 2 và Công an Đà Nẵng thứ 3.

Sáng 2/7, hội thi tiếp tục diễn ra 2 môn là 100m vượt chướng ngại vật và Cứu nạn - cứu hộ trong môi trường có khói khí độc.