1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Khốn khổ vì nhà chờ xe buýt BRT không có nhà vệ sinh!

(Dân trí) - Đó là chia sẻ của một số nhân viên bán vé xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội tại các nhà chờ. Nhiều hành khách cũng cho rằng, không bố trí nhà vệ sinh ở khu vực nhà chờ xe buýt BRT ít nhiều đã gây bất cập, khó khăn cho hành khách.

Ghi nhận của phóng viên Dân trí tại 21 nhà chờ của tuyến buýt nhanh BRT chạy dọc tuyến đường dài khoảng 14,7km từ bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông) về bến xe Kim Mã (Giảng Võ) đều không có nhà vệ sinh, mặc dù diện tích mặt bằng khá rộng.

Nhà chờ buýt nhanh BRT không có nhà vệ sinh.
Nhà chờ buýt nhanh BRT không có nhà vệ sinh.


Dù có khu vực diện tích khá rộng.

Dù có khu vực diện tích khá rộng.


Mỗi ca làm việc của nhân viên bán vé xe buýt nhanh BRT tại các nhà chờ là 8 tiếng, do không có nhà vệ sinh nên họ phải đi sang các tòa chưng cư để đi nhờ.

Mỗi ca làm việc của nhân viên bán vé xe buýt nhanh BRT tại các nhà chờ là 8 tiếng, do không có nhà vệ sinh nên họ phải đi sang các tòa chưng cư để đi nhờ.

Theo tìm hiểu, các nhân viên bán vé tại các nhà chờ trên mỗi ca làm phải làm việc 8 tiếng. Mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh, họ phải làm thế nào?

Chia sẻ với phóng viên, một số nhân viên bán vé tại nhà chờ Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mỗi khi có nhu cầu đi vệ sinh, chúng tôi phải đi sang các tòa nhà chung cư để vệ sinh nhờ. Thực sự không có nhà vệ sinh ở các nhà chờ đã gây nhiều bất cập cho cho chúng tôi”.

Chị Nguyễn Hoài Anh (35 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà chờ xe buýt nhanh BRT xây dựng khá khang trang, hành khách vào đây không sợ nắng mưa. Nhưng không hiểu sao diện tích mặt bằng khá rộng lại không bố trí xây thêm một cái nhà vệ sinh để ai có nhu cầu vào đó giải quyết cho tiện”.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, một số nhà chờ của buýt nhanh BRT đã có nhà vệ sinh gần đó (trên vỉa hè của tuyến phố - PV). Còn về việc tại sao không bố trí nhà vệ sinh ngay trong khuôn viên nhà chờ, ông Hải giải thích: “Phải làm theo tiêu chuẩn và quy định của thành phố. Thời gian tới, đơn vị quản lý tuyến buýt nhanh BRT tiếp tục kiến nghị với Sở Xây dựng Hà Nội xây dựng thêm các nhà vệ sinh trên vỉa hè gần khu vực nhà chờ của buýt nhanh BRT”.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, có những đoạn vỉa hè tại các khu vực gần nhà chờ xe buýt BRT rất khó bố trí xây dựng nhà vệ sinh vì không có diện tích hoặc trước cửa nhà dân. Trong khi đó phần dải phân cách giữa 2 làn đường để xây dựng nhà chờ buýt BRT vẫn còn khá nhiều diện tích trống có thể làm nhà vệ sinh được.

Nguyễn Dương