1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Khoảng tối sau “cà phê chòi” Đà Lạt

Không có cái thú nào bằng được thưởng thức ly café trong không gian đẫm mùi cỏ cây của đêm Đà Lạt. Nhưng có một biến tướng khác của quán cafe đã khiến xứ sở mộng mơ này có thêm những khoảng tối...

Loại hình kinh doanh “mới lạ”

 

Đem lại siêu lợi nhuận cùng những hình thức mới mẻ, cafe chòi thực sự đang là điểm đến của rất nhiều cặp tình nhân "hờ" có, thật có. 
 
Khoảng tối sau “cà phê chòi” Đà Lạt

 

Sau một thời gian điều tra, chúng tôi đã thống kê được một số quán cafe đang kinh doanh theo kiểu này đang mọc lên nhiều ở TP Đà Lạt. Ở một số đường như đầu đèo Pren, đường Triệu Việt Vương, đường Lữ Gia, đường Yết Kiêu…, một số quán này thường xây chòi rất kín, được chia làm hai khu vực khác nhau: Khu của khách uống cafe bình thường và một khu riêng để xây dựng các chòi. 

 

“Khách vào cafe chòi chủ yếu là các cặp đôi nam nữ yêu nhau muốn có chỗ riêng tư tâm sự” – một chủ quán ở đường Triệu Việt Vương cho biết. Nhưng, khi chúng tôi vào thăm các chòi thì thấy nhiều cảnh tượng và hiện trường “lạ” để lại đây. Trong mỗi chòi, chủ quán bố trí 1 chiếc ghế đủ chỗ cho 2 người ngồi, một chiếc bàn nhỏ, một chiếc bóng điện 10w đủ để nhìn mặt nhau. Hầu như sau khi khách bước vào chòi, các cánh cửa đều được đóng kín.

 

Chủ quán thường yêu cầu khách gọi đồ uống luôn để không phải làm phiền tới khách hàng. Trung bình, một ly cafe ở đây có giá từ 30.000 trở lên, cộng với 1 bình trà, 2 chiếc khăn lạnh, một gói kẹo sing-gum, một lon sữa domost có giá gần 100.000 đồng, đắt gấp đôi ở các quán bình thường. Đắt hơn một chút là tại quán N. St… đường Lữ Gia, một ly cafe sữa đá có giá tới 40.000 đồng…

 

Trong mỗi chòi đều có một tấm biển ghi chú đối với khách hàng, cấm khách “mang rượu bia, chất kích thích vào chòi, cấm mại dâm trong chòi, cấm sử dụng chất ma túy trong chòi, cấm kích dục trong chòi” và cuối cùng là dòng chữ “nếu bị phát hiện quý khách phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”. 

 

Những “biến tướng”

Kiên trì chờ cho một cặp đôi đi ra, chúng tôi liền vào ngay chiếc chòi đó, và kết quả thu được: Hiện trường còn lại là một vài chiếc bao cao su vẫn còn trong góc chòi mà người dùng không tiện mang đi. 
 
Đã có rất nhiều biến tướng bên những ly café trong những căn chòi như thế này.
Đã có rất nhiều biến tướng bên những ly café trong những căn chòi như thế này.

Tiếp tục đến một số quán cafe chòi khác trên địa bàn, dường như khoảng thời gian từ 20h -22h, các chòi luôn gần như kín khách, phải đợi cả tiếng đồng hồ mới tìm được một chòi trống mà khách vừa trả.

Cũng giống như nội thất trong chòi ở quán cafe trên đường Triệu Việt Vương - một không gian yên tĩnh đủ cho hai người “tâm sự”, một chiếc ghế da cũ, một chiếc bàn nhỏ, một bóng điện “đủ sáng”, lịch sự hơn ở đây còn có một chiếc sọt rác.

Khách đến các quán cafe này không chỉ có những cặp đôi đang yêu nhau mà còn có nhiều đối tượng khác, theo lời của chủ quán, thì có những người cặp bồ bịch cũng đến đây tranh thủ tâm sự vì yên tĩnh mà không ai biết, giá lại rẻ hơn nhà nghỉ, khách sạn, trung bình chỉ 100.000 – 200.000 đồng là vừa có cả đồ uống, vừa có thể “thoải mái chuyện riêng tư” trong thời gian bao lâu cũng được mà không bị ai làm phiền.

Có lẽ nổi cộm nhất vẫn là một số quán cafe tại đường Huỳnh Thúc Kháng, con đường chỉ dài không đầy 1 km nhưng có đến 8, 9 quán. Đa phần những quán này đều kinh doanh theo hai kiểu, cafe thường và cafe chòi. Giá của mỗi chòi được tính 60.000 – 80.000 đồng (bao nước uống, kẹo); nếu khách đi lẻ thì lập tức sẽ được chủ quán điều “đào” đến phục vụ, giá tùy thương lượng của khách với đào, thường thì 300.000 đồng/1 lần “đi”, còn nếu “nhẹ nhàng” thì 100.000 đồng tùy lòng khách.

 

Trong một lần người viết đi uống cafe một mình với một tâm trạng buồn bã, như bắt được khách, chủ quán liền gợi ý “có cần người tâm sự  không?”. Tôi hỏi lại, “cần người tâm sự là sao”, thì biết hóa ra đó là đường dây gọi “đào” của các quán cafe này.

 

Khi “thượng đế” đồng ý, chỉ cần 5 phút là có ngay “đào” tới tâm sự cùng.  Mỗi một lần gọi đào như vậy, khách phải trả tiền cho "đào" 100 – 200 đồng tùy khách.

 

Một cô "đào" có số điện thoại 0939884… cho biết: “Ở đây toàn là khách quen thôi, chúng em không đi khách lạ, hoặc là phải có chủ quán gọi bọn em mới tới. Mỗi lần như vậy bọn em được trả khoảng 200.000 đồng nhưng phải chi cho chủ quán vài chục ngàn để lần sau lại được gọi nữa”.

 

Cũng theo lời của cô "đào" này, thường thì các cô quen rất nhiều các quán cafe chòi và các quán karaoke trên địa bàn Đà Lạt và để tránh sự phát hiện của công an, các cô thường đóng giả làm tình nhân. Khi vào trong chòi cũng như khi không may bị kiểm tra đột xuất thì các "đào" đã "mớm lời" trước cho các vị người yêu "hờ".

 

Theo tâm sự của một đào có số điện thoại 0998624…: “Bọn em đi khách chủ yếu là phục vụ “tàu nhanh”, một dù khoảng 300 – 400.000 đồng, còn nếu chỉ đến chòi nói chuyện “qua loa” thì 100.000 đồng trở lên tùy theo thời gian”.

 

Qua một "dân chơi" có tiếng ở Đà Lạt tên Thiên, chúng tôi biết còn rất nhiều những hiện tượng mại dâm trá hình khác đang diễn ra công khai tại thành phố du lịch này, chủ yếu là người tứ xứ dạt lên Đà Lạt từ miền Tây và một số tỉnh miền Trung vào. Những cô gái này đa phần đều thất học nhưng lại muốn kiếm được nhiều tiền nên đã bước chân vào chốn ăn chơi bán mình này.

 

Điều đáng báo động hiện nay chính là tình trạng đối tượng quản lý, dẫn dắt và gái mại dâm xuất hiện nhiều ở độ tuổi 8X đến 9X, đang gây nên nhiều hệ lụy cho xã hội, nhất là tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội khác, làm ảnh hưởng đến sự bình yên, trong sạch của một thành phố du lịch.

 

Theo Thanh Lâm

Pháp luật Việt Nam