1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hình ảnh chỉ có thể thấy ở "vựa vải" lớn nhất miền Bắc

(Dân trí) - Những ngày này ở Lục Ngạn, Bắc Giang luôn tấp nập, náo nhiệt kẻ mua người bán vải; thương lái Trung Quốc kéo sang thu mua vải rất đông. Nhưng chưa kịp mừng được mùa thì người dân đã phải lo chuyện mất giá.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Gần 60% mẫu thịt gia súc, gia cầm sản xuất tại Hà Nội nhiễm vi sinh

* Mang hàng chục nghìn thẻ cào giả rút 35 tỷ đồng từ ngân hàng

* Bao giờ Việt Nam thành công xưởng điện tử của thế giới?

* Xét xử vụ Muaban24: Vắng mặt 98 bị hại

Vụ vải năm nay theo đánh giá của huyện Lục Ngạn, sản lượng vải ước đạt gần 100.000 tấn, tuy nhiên so với mức giá mà cùng thời điểm này năm ngoái thì giá thu mua vải thiều năm nay thấp hơn 5.000-6.000/kg. Và người dân, cũng như mọi năm, tiếp tục bị thương lái ép giá.

Thương lái Trung Quốc có mặt tại thị chấn Chũ và Kép chỉ thu mua vải loại một, giá thì thay đổi theo giờ, vải ra sớm có nhiều cơ hội bán giá cao hơn vì nếu ra muộn các xe vải đã gần đủ số cân thì thương lái tỏ ra khó tính hơn và trả giá thấp hơn.

Theo đánh giá của người dân thì năm nay mức giá cao nhất của vải loại một là 15.000 đ/kg. Những loại còn lại, quả nhỏ hơn, màu nhạt hơn được các đại lý thu gom mua với mức giá thấp và bán thị trường nội địa với giá bán chỉ còn một nửa 7-11.000/kg, đặc biệt với loại vải trong quá trình vận chuyển, cân đo lúc nào cũng chỉ đạt 5.000 đ/kg thậm chí chỉ 2.000 đ/kg.

Theo người dân ở đây, các thương lái Trung Quốc đã quá quen với kiểu kinh doanh của người Việt, thay vì vào từng vườn thu mua cả vườn, họ giờ đây chỉ tập trung ở các điểm thu mua, đợi các xe vải đến, xem vải rồi ngã giá. Nhiều thương lái còn mặc cả giá với số lẻ bằng tiếng Việt cực sõi hoặc nếu không muốn mua vải thì họ giả vờ không hiểu.

Đến bao giờ, người trồng vải mới bảo vệ được lẫn nhau? Được bù đắp biết bao mồ hôi công sức đã bỏ ra?

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Họ cũng mặc cả nhiệt tình, thậm chí nhiều lúc tỏ ra không quan tâm để người bán vải cảm thấy sốt ruột và muốn bán nhanh

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Các điểm thu mua của thương lái Trung Quốc thường có rất đông lao động, bởi họ luôn mua với số lượng lớn, trên dưới 10 tấn một ngày

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Những hình ảnh chỉ có ở Lục Ngạn khi người mua nhét vội mẩu giấy ghi giá vào miệng người bán vải để chạy đi tìm lồ vải khác, còn người bán vải 2 tay đang ghì cứng ghi đông xe máy chở theo hơn tạ vải đằng sau.

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Cân vải là màn đọ trí óc căng thẳng nhất giữa người bán và người cân. Với những lồ vải trên 150kg như thế này, chủ vải thường bị thiệt thêm bởi hết vòng kim của bàn cân, cộng với số lượng trừ lùi khống của đại lý thường rất lớn

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Cuốn sổ ghi chép cho thấy số cân thật và số trừ hao mỗi người một khác, không có bất cứ quy định nào rõ ràng. Những bất công, đều người bán phải chịu.

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Chỉ có vải loại 1 mới được thu mua để xuất sang Trung Quốc

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Vải được ướp qua nước đá để giữ tươi trước khi đóng thùng

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Vải loại hai trở đi mới là loại dùng cho thị trường nội địa

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Và cả vải rụng với giá từ 2.000 -5.000 đ/kg để sấy khô 

Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá

Chưa kịp mừng vì được mùa vải, người dân Lục Ngạn lại có thêm nỗi lo ép giá. Và chuyện này, hầu như năm nào cũng vậy, chưa có gì tươi sáng hơn cho người trồng vải.

 
Minh Thanh

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm