1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Quảng Trị:

Hiểm nguy khó lường trên những đoạn đường giao đường sắt

(Dân trí) - Rất nhiều vụ tai nạn tàu hỏa thương tâm đã xảy ra tại các điểm giao nhau giữa đường sắt và đường ngang dân sinh không có rào chắn. Ngoài nguyên nhân khách quan, một phần lỗi lớn là do sự chủ quan của người tham gia giao thông.

Ngày 19/3, PV Dân trí đã quay trở lại hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra hôm 17/3 khiến 2 cán bộ công an huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tử vong khi đi qua đường sắt.

Vụ va chạm khiến xe ô tô bị kéo hơn 100m và bị biến dạng
Vụ va chạm khiến xe ô tô bị kéo hơn 100m và bị biến dạng

Nạn nhân là Thiếu tá Trần Quang Thanh, Phó trưởng Công an huyện và Trung tá Hoàng Văn Sự, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Gio Linh.

Vụ va chạm khiến xe ô tô bị kéo hơn 100m và bị biến dạng
Đoạn đường nơi xảy ra tai nạn không có rào chắn nhưng vẫn có hệ thống biển báo nguy hiểm và vạch dừng xe cách đường ray chừng 3m

Theo quan sát, đoạn đường cắt ngang đường sắt thuộc khu phố 8, thị trấn Gio Linh - nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm nói trên có dốc cao khoảng 10 độ. Dù không có gác chắn nhưng vẫn có hệ thống biển báo gồm: 1 biển cảnh báo đường bộ giao cắt với đường sắt, 1 biển báo dừng xe trước vị trí giao cắt khoảng 5 - 6m, vạch dừng xe cách đường ngang khoảng 3m... Ngoài ra, cách điểm giao cắt chừng 40m còn có 1 biển cảnh báo phía trước có đường sắt được đặt ngay bên đường.

Nhiều người dân sống tại đây cho biết, vì độ dốc tại đoạn đường này quá cao nên gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu chú ý hệ thống biển báo và dừng ngay tại vạch dừng xe để quan sát tàu hỏa thì chắc chắn tai nạn sẽ không thể xảy ra.

Cách đó chừng 500m cũng có một đoạn đường dân sinh cắt ngang đường sắt, thuộc Đội 2, xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Điều đáng nói, đoạn đường ngang này lại được xây dựng rất sơ sài và không có gác chắn, ngoài hệ thống biển cảnh báo giao nhau với đường sắt. Ở giữa đường ray lại không có tấm đan đảm bảo an toàn, vì vậy các phương tiện qua đây rất dễ bị mắc kẹt.

Do được thiết kế sơ sài nên khi tàu hỏa chạy qua, người đi đường rất dễ gặp bất trắc
Do được thiết kế sơ sài nên khi tàu hỏa chạy qua, người đi đường rất dễ gặp bất trắc
Do được thiết kế sơ sài nên khi tàu hỏa chạy qua, người đi đường rất dễ gặp bất trắc
Những đoạn đường ngang dân sinh như thế này luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Chỉ trong vòng 30 phút, chúng tôi ghi nhận có hàng chục lượt phương tiện lưu thông qua đây. Đây là chưa kể khu vực này có đông dân cư, mỗi ngày cũng có hàng trăm lượt người phải đi qua đường sắt.

Ông Nguyễn Hữu Ái, người dân đội 2, xã Gio Châu cho biết, vì không có gác chắn nên đoạn đường này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường. Người tham gia giao thông chỉ cần thiếu quan sát là rất dễ dẫn đến tai họa.

“Cách đây không lâu, khoảng vào giữa năm 2013, đoạn đường này cũng xảy ra một vụ tai nạn khiến 1 người chết. Rất nhiều người đi qua tuyến đường này luôn phải thót tim vì gặp phải tàu hỏa. Người dân chúng tôi tha thiết mong các cơ quan chức năng dựng gác chắn để cảnh báo và người dân đi lại bớt nguy hiểm hơn” – ông Ái nói.

Dù có biển báo hiệu nhưng chỉ cần người qua đường thiếu quan sát là rất dễ xảy ra tai họa
Dù có biển báo hiệu nhưng chỉ cần người qua đường thiếu quan sát là rất dễ xảy ra tai họa

Theo khảo sát, cung đường này có chiều dài chỉ 11km, nhưng có đến 7 điểm giao nhau giữa đường sắt với đường dân sinh. Trong đó, mới chỉ có 2 điểm giao nhau được dựng gác chắn. Đó là đoạn giao nhau ở phía Nam ga Hà Thanh và một điểm ở phía Bắc thị trấn, 2 điểm được đặt biển báo tự động, còn 3 điểm còn lại mới chỉ có biển báo thông thường.

Tại một điểm giao nhau gần ga Hà Thanh cũng chỉ có một biển hiệu cảnh báo chú ý tàu hỏa. Hai bên đường sắt là đường mòn do người dân thường xuyên đi qua nên không hề có gác chắn.

Mối nguy hiểm luôn rình rập tại những đoạn đường ngang
Mối nguy hiểm luôn rình rập tại những đoạn đường ngang giao đường sắt

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Tặng, Cung trưởng cung đường Hà Thanh cho biết, hiện chỉ có 2 điểm giao nhau được dựng gác chắn là do mật độ người qua lại đông. Còn những điểm còn lại chỉ đặt biển báo đơn thuần.

Lý giải về điều này, ông Tặng cho biết do lưu lượng người qua lại tại những điểm giao nhau này rất ít. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi quan sát thì những khu vực này đều có rất đông dân cư. Hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện băng ngang đường sắt và những mối nguy hiểm luôn rình rập người qua đường bất cứ lúc nào.

Đăng Đức

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm