1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hàng trăm tàu thuyền “phơi xác” trên bờ biển

(Dân trí) - Hàng trăm tàu thuyền của bà con ngư dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang phải nằm “phơi xác” trên bờ biển mà không thể ra khơi giữa mùa đánh bắt thủy hải sản, khiến ngư dân bị thiệt hại lớn về kinh tế.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mỗi ngày Cảng Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia đón hàng trăm lượt phương tiện tàu thuyền đánh bắt cũng như tàu buôn bán, thu mua hải sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa ra vào nơi đây.

Mỗi ngày, Cảng Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia đón hàng trăm lượt phương tiện tàu thuyền đánh bắt cũng như tàu buôn bán, thu mua hải sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa ra vào nơi đây
Mỗi ngày, Cảng Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia đón hàng trăm lượt phương tiện tàu thuyền đánh bắt cũng như tàu buôn bán, thu mua hải sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa ra vào nơi đây

Thống kê của chính quyền địa phương cho thấy, tại xã Hải Bình có 205 phương tiện với 1.300 ngư dân, chủ yếu sống bằng nghề biển và chế biến, thu mua hải sản; xã Hải Thanh cũng có 500 phương tiện đánh bắt cá. Vì thế, Cảng Lạch Bạng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống ngư dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực bờ biển xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia hiện có hàng trăm con tàu lớn nhỏ nằm “phơi xác” giữa nắng mưa, cùng với một lượng lớn phương tiện tàu thuyền neo đậu tại khu vực cảng, khiến không khí nơi đây trở nên ngột ngạt.

Nhiều con tàu được đầu tư để vươn khơi, bám biển nhưng phải nằm bờ
Nhiều con tàu được đầu tư để vươn khơi, bám biển nhưng phải nằm bờ
Nhà máy chế biến bột cá, thu hút hàng nghìn lao động tại địa phương với thu nhập ổn định, nay cũng rơi vào tình cảnh thiếu nguồn nguyên liệu
Nhà máy chế biến bột cá, thu hút hàng nghìn lao động tại địa phương với thu nhập ổn định, nay cũng rơi vào tình cảnh thiếu nguồn nguyên liệu

Để có được những con tàu vươn khơi, bám biển, bà con ngư dân đã phải đầu tư tiền của, mồ hôi, công sức nhằm kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, một khối tài sản lớn lại không phát huy được hiệu quả.

Những năm gần đây, cửa biển Lạch Bạng bị bồi lắng khiến không ít trường hợp tàu thuyền của ngư dân bị mắc cạn, hư hỏng gây thiệt hại không nhỏ. Ngay khu vực cảng cá Lạch Bạng có 3 nhà máy chế biến bột cá, thu hút hàng nghìn lao động tại địa phương với thu nhập ổn định, nay cũng rơi vào tình cảnh thiếu nguồn nguyên liệu.

Nhiều năm qua, do thực trạng cát bồi lấp, việc ra vào cửa Lạch Bạng ngày càng trở nên khó khăn đối với các phương tiện, nhất là những ngày biển động, gió mùa. Đã có không ít tàu bị mắc cạn khiến ngư dân không chỉ mất thời gian mà còn tiêu tốn bao nhiêu chi phí, hư hỏng sản phẩm, tiền thuê người, phương tiện trục vớt...

Những xác tàu chỉ để phơi nắng, phơi sương
Những xác tàu chỉ để phơi nắng, phơi sương

Trong đó, có những trường hợp tàu lớn, phải thuê tàu chuyên dụng cứu hộ. Có những chủ tàu bị mắc cạn, đành bất lực để khối tài sản của mình nằm phơi nắng, phơi sương. Nhiều chiếc tàu trải qua thời gian đã bị mục nát, hoen rỉ. Khi những con tàu là tài sản lớn nhất bị mắc cạn nằm bờ, không ít gia đình trắng tay, nợ nần chồng chất.

Ông Nguyễn Văn Đồng, thôn Liên Thịnh, xã Hải Bình, chia sẻ: “Gia đình tôi có 2 tàu công suất 420 CV với 14 lao động đang phải nằm ở nhà. Trong khi phải đi vay nợ ngân hàng, anh em thì không có việc làm, bao nhiêu thứ trông chờ vào hai con tàu mà không vươn khơi được. Nếu muốn ra khơi phải chờ khi nước lên, người lái tàu phải giỏi, thông thạo địa hình, nhớ vị trí từng mỏm đá, đụn cát dưới đáy mới không sợ bị mắc cạn hay va phải đá ngầm”.

Cũng theo ông Đồng, mỗi khi đánh bắt về, nước không lên thì tàu không thể cập cảng, phải dùng thuyền con chuyên chở hoặc phải đến các địa phương khác mới tập kết được. Chính vì thế, sản phẩm bị hỏng, chưa kể là thuyền đậu bên ngoài nguy cơ bị sóng đánh chìm rất cao. Chính vì thế, nhiều tàu phải nằm bờ, không dám ra khơi.

Do lâu ngày không hoạt động nên tàu thuyền xuống cấp, hư hỏng nặng
Do lâu ngày không hoạt động nên tàu thuyền xuống cấp, hư hỏng nặng

Được biết, năm 2015, cơ quan chức năng đã phê duyệt, cấp phép cho một đơn vị thực hiện dự án nạo vét, tận thu cát tại khu vực cửa Lạch Bạng nhằm khơi thông dòng chảy, tạo độ sâu cho phương tiện ra vào an toàn. Tuy nhiên, dự án tiến hành chậm, vướng mắc nhiều vấn đề nên khối lượng nạo vét chưa được bao nhiêu.

Trước tình trạng trên, nhiều ngư dân Hải Bình đã cùng ký đơn “kêu cứu” gửi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, ngư dân tha thiết đề nghị tỉnh Thanh Hóa và các cấp, ngành xem xét, giúp đỡ, sớm có phương án, giải pháp để khơi thông luồng lạch, tạo điều kiện cho bà con yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, khai thác hải sản.

Theo ông Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch UBND xã Hải Bình, thời gian qua, cửa Lạch Bạng bị cát bồi lấp, khiến tàu, thuyền của ngư dân bị mắc cạn thường xuyên, thiệt hại lớn. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên xin dự án nạo vét, khơi thông dòng chảy. Theo ông Chi, nếu để tình trạng nêu trên tiếp tục thì rất nguy cấp.

Những con tàu tàn tạ theo thời gian
Những con tàu tàn tạ theo thời gian

Nhiều tàu không còn hoạt động do bị xuống cấp, hoen gỉ

Nhiều tàu không còn hoạt động do bị xuống cấp, hoen gỉ

Hàng trăm tàu thuyền “phơi xác” trên bờ biển - 8
Xót xa cảnh những con tàu mục nát
Xót xa cảnh những con tàu mục nát

Neo tàu thuyền bị hoen gỉ do lâu ngày không được sử dụng.

Neo tàu thuyền bị hoen gỉ do lâu ngày không được sử dụng.

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm