1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Huế:

Gần 16.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng đô thị di sản

(Dân trí) - UBND tỉnh TT - Huế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 với tổng vốn đầu tư 15.789 tỷ đồng.

Trong đó các dự án do Trung ương quản lý dự kiến khoảng 8.462 tỷ đồng; các dự án do địa phương quản lý dự kiến khoảng 7.327 tỷ đôngguồn vốn từ ngân sách Nhà nước; vay vốn ưu đãi của Chính phủ cho các dự án hạ tầng thiết yếu; nguồn thu từ quỹ đất và huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Theo đó, hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng Thành phố bền vững, là “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”, phấn đấu đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước 2014.

Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu đầu tư cho khu vực đô thị trung tâm, đặc biệt là khu vực TP Huế hiện nay và vùng phụ cận như Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền và đô thị vệ tinh độc lập Chân Mây - Lăng Cô.

Gần 16.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng đô thị di sản - 1

Khu vực trung tâm TP Huế sẽ được ưu tiên đầu tư hạ tầng để thành đô thị “lõi”. 

Các hệ thống cầu, đường nội thị sẽ được nâng cấp. Nhiều tuyến phố chính sẽ được chỉnh trang. Sông, hồ sẽ nạo vét sạch. Tỉnh sẽ xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng một số khu tái định cư phục vụ giải tỏa phát triển kinh tế xã hội. Và xây dựng mới các bãi chôn lấp rác thải tại TP Huế cũng như đầu tư hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã...

Hệ thống hạ tầng xã hội được chú trọng đầu tư đúng mức. Trong đó, tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh các thiết chế của Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung. Hoàn thành các bệnh viện tuyến tỉnh đang xây dựng. Tiếp tục triển khai các dự án bệnh viện: Phụ sản, Nhi, Y học cổ truyền và hoàn thành các bệnh viện tuyến huyện, hệ thống y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

Ngành Giáo dục sẽ chuẩn bị nhân lực, vật lực để ĐH Huế trở thành Đại học Quốc gia vào năm 2015. Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn cho các trường Trung học phổ thông (ưu tiên trường chuyên Quốc Học và các trường có chất lượng khác) và trường THCS chất lượng cao Nguyễn Tri Phương.

Gần 16.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng đô thị di sản - 2
ĐH Huế sẽ phấn đấu thành ĐH Quốc gia vào năm 2015.

Các công trình công cộng quan trọng sẽ hoàn thành như: Quảng trường - Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh; Công viên Văn hóa Ngự Bình; Công viên khu đô thị mới An Vân Dương; Bảo tàng lịch sử Cách mạng, ... và các Trung tâm văn hóa thể thao tại khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.
 
Riêng quần thể di tích Cố đô Huế sẽ được tiếp tục bảo tồn. Trong đó, huy động nguồn vốn ưu tiên tập trung cho dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế”.

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm