1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Kon Tum:

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen

Phạm Hoàng

(Dân trí) - Gần chục năm trước, người dân vào thị trấn Măng Đen bỏ ra mấy chục triệu đồng để sở hữu một thửa đất "cắm dùi". Hiện nay, những thửa đất họ mà đang sở hữu đều có giá từ 3 - 5 tỷ đồng.

Thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được mệnh danh là Đà Lạt 2 ở khu vực Tây Nguyên. Huyện Kon Plông nằm tách biệt, bao quanh là những cánh rừng nguyên sinh và rừng thông. Chính vì vậy mà không khí thị trấn Măng Đen nói riêng và huyện Kon Plông luôn có kiểu khí hậu đặc biệt với sương mù quanh năm.

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen - 1

Vùng đất Măng Đen đã được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu rất đặc biệt, gần giống với Đà Lạt.

Từ những năm 2010, những người dân tứ xứ đến vùng đất này làm ăn và nhận thấy khí hậu đặc biệt nên đã đưa gia đình lên sinh sống. Lúc đó, giá mỗi thửa đất chỉ khoảng vài chục triệu đồng...

Trò chuyện với chúng tôi, anh V. (quê ở Nam Định) nhớ lại, năm 2012, anh đi theo đoàn thợ mộc lên Măng Đen để xây dựng ngôi chùa Khánh Lâm. Lúc đó, vùng này còn hoang hóa, chủ yếu là rừng. Nhận thấy khí hậu và đất đai nhiều nên anh đã đưa vợ con ở Nam Định vào mua một mảnh đất có diện tích khoảng 180 m2 với giá khoảng 45 triệu đồng. Số tiền này cũng chỉ để nộp tiền thuế rồi vào xây dựng nhà ở.

Trải qua thời gian, thửa đất nằm trên tuyến đường mở rộng hơn 20m nên giá trị cũng được đẩy lên gấp hàng chục lần.

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen - 2

Gần chục năm nay, Măng Đen đã chuyển mình rất mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch; chính vì vậy giá trị bất động sản cũng tăng vọt, nhất là sau dịch Covid-19.

"Hơn một năm trở lại đây, đất trên Măng Đen được rất nhiều người lạ tìm đến mua. Từ những thửa ở, đến view ruộng, view hồ được đẩy lên cao vút. Thấy đất sốt, gia đình cũng đã quyết định bán với giá 2,8 tỷ đồng vào tháng 3/2022. Nhưng đến cuối tháng, thửa đất của tôi đã bán đã có giá trị gần 4 tỷ đồng. Hiện gia đình tôi đến tỉnh Gia Lai để tìm mua đất để cất nhà, làm ăn cho vừa với túi tiền", anh T. cho biết thêm.

Tương tự, ông Nguyễn Thông (trú tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum) vào cùng thời điểm và mua mảnh đất sát nhà anh T.

Ông Thông tâm sự: "Tôi không ngờ đất trong gần một năm nay đã tăng lên chóng mặt. Những vùng đất của người đồng bào dân tộc thiểu số đã được bán rất nhiều cho người nơi khác mua để xây homestay hoặc trang trại du lịch. Giá miếng đất của tôi từ 100 triệu đồng vào năm 2012, nay hơn 3 tỷ đồng. Nhiều người cũng hỏi mua nhưng gia đình đang có công việc ở đây nên vẫn chưa bán".

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen - 3

Trước việc giá đất tăng cao, dân nghèo sẵn sàng bán rồi chuyển đi vùng khác sinh sống.

Theo quan sát của phóng viên, vào giữa năm 2021, khi tình hình đại dịch Covid-19 lắng xuống, tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy du lịch. Lượng người đến với vùng đất "Đà Lạt 2" này cũng tăng lên theo từng ngày.

Nhận thấy nơi đây sở hữu khí hậu đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng nên nhiều nhà đầu tư bất động sản, người dân ở thành phố lớn đã đến mua đất ở hoặc đầu tư làm dịch vụ du lịch.

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen - 4

Trong hơn một năm trở lại đây, đất Măng Đen bị đẩy giá lên cao.

Trước tình trạng sốt đất, giá được đẩy lên hàng tỷ đồng, nhiều người dân tại Măng Đen đã bán ruộng, san đất để bán. Những người dân ở thị trấn Măng Đen quanh năm chân lấm tay bùn, cuộc sống đang bình yên, cũng không ngại bán đất rồi mang số tiền đó đi vùng khác làm ăn, sinh sống.

Điển hình khu vực làng du lịch cộng đồng Kon Bring, thị trấn Măng Đen đang trở thành "mục tiêu" của người đi săn đất. Từ đầu năm đến nay, giới kinh doanh bất động sản đã tìm đến làng, đồn thổi về việc khu vực làng cũ đã được quy hoạch thành khu du lịch, nếu bà con trong làng không bán đất thì sẽ bị thu hồi và đền bù với giá rất rẻ. Những người này sẵn sàng mua đất dưới mọi hình thức, dù là đất ở hay đất ruộng.

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen - 5

Bất chấp quy định, nhiều cá nhân đã lấp đất ruộng để làm trang trại trái phép.

Mới đây, báo Dân trí cũng đã phản ánh tình trạng, ngay bên tuyến quốc lộ 24, đoạn qua làng du lịch Kon Bring (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) đang có khu đất ruộng lúa với diện tích khoảng 500 m2 bị lấp để trồng hoa, tạo cảnh quan trang trại. Từ những cánh đồng để trồng lúa, một số cá nhân đã dùng khối lượng đất lớn để săn mặt bằng nhằm mục đích dần "phù phép" thành đất ở, đất trồng cây.

Dân nghèo vội vã bán cả cơ nghiệp trong cơn sốt đất ở Măng Đen - 6

Khu đất ruộng bị một số cá nhân dùng đất để nâng lên cao bằng mặt đường nhằm mục đích trồng hoa, theo dạng trang trại du lịch.

Ông Châu Văn Lâm, Chủ tịch UBND thị trấn Măng Đen thông tin, theo Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2013 về "Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030" của Thủ tướng Chính phủ, khu vực làng cũ của làng Kon Bring chỉ là đất ở và lúa nước, không quy hoạch làm dự án. 

"Tình hình sốt đất chung của cả nước nhưng ở Măng Đen giá bị đẩy lên rất cao. Thấy giá cao nên người dân cũng ồ ạt bán đất. Chính quyền đã tuyên truyền, tăng cường kiểm tra việc giao dịch, chuyển nhượng đất trên địa bàn. Qua đó, khuyến cáo bà con ổn định sản xuất, tránh việc chạy theo sốt đất mà mất đất sản xuất", ông Lâm cho biết.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm