TPHCM:

Cúng tiễn ông bà ngày mùng 3 Tết

(Dân trí) - Theo tục lệ của người Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình lại làm cơm cúng mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu. Đến ngày mùng 3 Tết, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên về trời.

Trước kia, lễ tiễn ông bà kết thúc Tết Nguyên đán có thể diễn ra vào mùng 5-7-10. Tuy nhiên hiện nay, lễ tiễn ông bà thường được tiến hành vào trưa, chiều ngày mùng 3 Tết. Cũng như ngày rước ông bà về, ngày tiễn đưa con cháu phải tề tựu đông đủ. Trong ngày này, nhà nhà tấp nập đi chợ để chuẩn bị mâm cơm cúng, thường có đủ những món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, bánh tét, thịt kho, củ kiệu,… để dâng lên ông bà tổ tiên.

Chị Nguyễn Thị Thu Huệ (38 tuổi, nhà quận 6) cho biết, năm nào cũng vậy cứ đến ngày mùng 3 Tết, chị lại ra chợ chọn mua đồ về làm mâm cơm cúng tiễn ông bà để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn.

Đầy đặn mâm cơm cúng tiễn ông bà
Đầy đặn mâm cơm cúng tiễn ông bà
Đầy đặn mâm cơm cúng tiễn ông bà

Dù khá giả hay bình dân, mỗi gia đình cũng cố gắng sắm sửa một mâm cơm tươm tất cúng tiễn ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn. Với những người bận rộn, chỉ cần du xuân và thực hiện những tập tục của ngày Tết đến hết mùng 3 là mãn nguyện, đủ đầy.

Những mâm cơm cúng tiễn ông bà từ đơn giản đến cầu kỳ
Những mâm cơm cúng tiễn ông bà từ đơn giản đến cầu kỳ
Những mâm cơm cúng tiễn ông bà từ đơn giản đến cầu kỳ
Những mâm cơm cúng tiễn ông bà từ đơn giản đến cầu kỳ
Hóa vàng mã, kết thúc 3 ngày Tết Nguyên đán.
Hóa vàng mã, kết thúc 3 ngày Tết Nguyên đán.

Đình Thảo