1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Có tên tại Đài tưởng niệm vẫn không được công nhận liệt sĩ: “Quá thiệt thòi!”

(Dân trí) - Cả đồng đội, cán bộ địa phương qua các thời kỳ, cán bộ thực thi chính sách người có công của huyện, tỉnh đều xác nhận, trường hợp “liệt sĩ” Nguyễn Hữu Quỳ, người suốt hơn 60 năm được khắc tên trên văn bia Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của xã nhưng vẫn chưa được Chính phủ công nhận là Liệt sĩ là quá thiệt thòi, có lỗi với vong linh một người có công với cách mạng.

"Nguyện vọng chính đáng không chỉ của gia đình"

Như Dân trí đã thông tin, ông Nguyễn Hữu Quỳ, SN 1920, hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp vào năm 1951, được chính quyền địa phương truy điệu từ năm 1962. Tên ông đã được khắc ghi trên văn bia Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) và khắc ghi trong Lịch sử Đảng bộ xã, được hưởng chế độ hương khói của liệt sĩ theo chế độ Nhà nước ban hành. Vậy mà cho đến nay, ông vẫn chưa được Chính phủ truy phong là “Liệt sĩ” và cấp Bằng Tổ quốc ghi công.


Tên liệt sĩ Nguyễn Hữu Quỳ được khắc trên văn bia Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã Cẩm Nhượng từ năm 1962.

Tên "liệt sĩ" Nguyễn Hữu Quỳ được khắc trên văn bia Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã Cẩm Nhượng từ năm 1962.

Ông Nguyễn Tống Sung, SN 1919, một trong những đồng đội của ông Quỳ trong đội tàu thuyền vượt biển sang Trung Quốc tiếp nhận vũ khí vận chuyển về nước bị tàu Pháp bắt giữ trên biển vào năm 1951 hết sức bất bình.

Trong lá đơn gửi các cơ quan chức năng cụ Sung bày tỏ: “Ông Quỳ đã chiến đấu, hi sinh đầy cao cả. Ông là một người con đầy vinh dự của gia đình và quê hương chúng tôi, được cấp trên xác nhận là liệt sĩ, được lưu danh tại sổ sách và tại văn bia Đài tượng niệm mấy chục năm nay. Đến nay phải để con trai của ông lặn lội đi xin Bằng Tổ quốc ghi công, xin mãi cũng chưa được, thật là một việc đầy oan trái”.


Lá đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, công nhận Liệt sĩ cho ông Quỳ của ông Nguyễn Tống Sung.

Lá đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, công nhận Liệt sĩ cho ông Quỳ của ông Nguyễn Tống Sung.

Ông Nguyễn Tống Khoách, SN 1937, người nhiều năm giữ chức Chủ tịch xã Cẩm Nhượng, cũng thừa nhận trường hợp ông Quỳ không được công nhận liệt sĩ là một việc quá đau lòng.

“Ông Nguyễn Hữu Quỳ đã được xác minh cụ thể nhiều đồng đội, được công nhận liệt sĩ và các quyền lợi của gia đình liệt sĩ từ năm 1962.

Tên tuổi của ông đã được khắc ghi vào bia tưởng niệm của xã, được lịch sử Đảng bộ xã khắc ghi, lưu danh. Bản thân tôi nhiều năm làm Chủ tịch xã, các đồng chí nối tiếp sau, rồi cán bộ, nhân dân đều ghi nhận ông là một liệt sĩ.

Vậy mà đến giờ ông Quỳ vẫn chưa được cấp bằng Tổ quốc ghi công, chưa được công nhận là liệt sĩ. Đó thực sự là một việc đau lòng, có lỗi với với vong linh người có công với cách mạng”- ông Khoách viết trong đơn.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng- ông Nguyễn Sỹ Huyền- bày tỏ, mong muốn được Chính phủ truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công, suy tôn Liệt sĩ cho ông Quỳ không chỉ là nguyện vọng chính đáng của gia đình ông, mà còn là mong muốn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương.


Tờ trình của Đảng ủy, UBND xã Cẩm Nhượng về trường hợp của ông Quỳ.

Tờ trình của Đảng ủy, UBND xã Cẩm Nhượng về trường hợp của ông Quỳ.

Đã nhiều lần địa phương xác nhận, đề nghị các cấp ngành trình hồ sơ để Chính phủ sớm truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công, suy tôn liệt sĩ cho ông Quỳ nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã có văn bản đề xuất cấp bằng Tổ quốc ghi công cho ông Quỳ, nhưng đề xuất trên qua nhiều năm vẫn không được giải quyết.
Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã có văn bản đề xuất cấp bằng Tổ quốc ghi công cho ông Quỳ, nhưng đề xuất trên qua nhiều năm vẫn không được giải quyết.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh xác nhận: “Chúng tôi đã có văn bản trình ra Bộ, đề nghị xem xét những trường hợp liệt sĩ chống Pháp mà đã có tên danh sách quản lí tại cấp huyện, có tên tại Đài tượng niệm liệt sĩ của xã như ông Quỳ thì đề nghị xem xét, vận dụng để xác nhận, truy phong cho đối tượng. Nhưng hiện chưa có trả lời từ Bộ”.

“Tôi ước một lần các lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước biết được sự tình”

Sau khi Dân trí đăng tải bài viết về thiệt thòi của người cha, về chuỗi ngày đằng đẵng đi tìm quyền lợi chính đáng cho cha mình, ông Nguyễn Hữu Định, con trai ông Quỳ, hết sức xúc động.


Ông Nguyễn Hữu Định, con trai liệt sĩ chưa chính danh Nguyễn Hữu Quỳ bày tỏ xúc động khi được chia sẻ những thiệt thòi của người cha.

Ông Nguyễn Hữu Định, con trai liệt sĩ chưa chính danh Nguyễn Hữu Quỳ bày tỏ xúc động khi được chia sẻ những thiệt thòi của người cha.

Ông Định thông tin, sau khi báo đăng, ông và gia đình đã nhận được nhiều điện thoại sẻ chia, động viên của đồng đội, những người bạn đã từng là người lính với ông, người thân quen và cả những người lạ.

Bài báo và những lời động viên của đồng đội, người thân khiến tôi rất xúc động. Có người còn sẵn lòng giúp sức để tôi đi tìm quyền lợi chính đáng cho cha tôi. Tôi nghĩ, không chỉ tôi mà cha tôi ở nơi suối vàng cũng đã phần nào ấm lòng"- ông Định nói.

Ông Định bày tỏ, suốt hơn 10 năm, tất cả giấy tờ cần xác lập, ông và các cấp ngành địa phương đã hoàn tất; tất cả những cơ quan cần đến, ông đã đều gõ cửa. Thế nên, để làm hồ sơ trình hai Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Quốc phòng lần nữa mà không có hướng xử lí, hồ sơ cứ “đá đi, đá lại” thì không giải quyết được điều gì.

Lá đơn ông Định gửi Bộ trưởng LĐ-TB&XH từ tháng 3 đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.
Lá đơn ông Định gửi Bộ trưởng LĐ-TB&XH từ tháng 3 đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

“Tôi đã 3 lần viết thư, làm đơn gửi thẳng Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, trong đó lá thư mới nhất tôi gửi cho Bộ trưởng Đào Ngọc Dung là vào tháng 3/2017. Nhưng tất cả những đơn thư chính đáng của tôi chưa được các Bộ trưởng hồi âm”- ông Định mong mỏi:

Giờ tôi chỉ mong các lãnh đạo cao nhất của đất nước được biết câu chuyện. Tôi tin khi đó cha tôi sẽ được công nhận là liệt sĩ, chứ không phải một liệt sĩ không chính danh như bây giờ”.

Quá cứng nhắc khi thực thi chế độ chính sách với người có công

Rất nhiều bạn đọc báo Dân trí đã bày tỏ việc xác lập, giải quyết chế độ chính sách cho người có công, cụ thể ở đây là trường hợp của ông Nguyễn Hữu Quỳ là quá cứng nhắc, thiếu linh động của các cơ quan có thẩm quyền.

Bạn đọc Hoàng Hùng bức xúc: “Cách làm quá vô trách nhiệm, vô cảm của cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ trước nỗi đau mất mát của thân nhân liệt sĩ. Có lẽ cũng là sự chồng chéo công việc của các cơ quan chức năng, nên quả bóng dễ bị đá đi đá lại nhiều lần”.

Bạn đọc Đông Xuân Quảng viết: “Tất cả các tài liệu đã rõ như ban ngày nhưng đi tìm công lý như mò kim đáy bể vậy”.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Văn Dũng – Tiến Hiệp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm