Hà Tĩnh:

Chiêm ngưỡng “báu vật” hơn 400 năm tuổi của làng Đông Đoài

(Dân trí) - Trải qua các cuộc chiến tranh, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, cây trôi hơn 400 năm được người dân xóm Đông Đoài, xã Đức Hòa (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) xem như là “báu vật” của làng.

Cây trôi thuộc họ muỗm, quéo, là loại cây một thân. Cây trôi ở xóm Đông Đoài có chiều cao khoảng 25m, tán rộng khoảng 30m, đường kính gốc tính cả phần rễ khoảng 3m, dáng cây uy nghi, sừng sững; bao xung quanh cây có rất nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi và có nhiều cây dây leo bám chặt…
Cây trôi thuộc họ muỗm, quéo, là loại cây một thân. Cây trôi ở xóm Đông Đoài có chiều cao khoảng 25m, tán rộng khoảng 30m, đường kính gốc tính cả phần rễ khoảng 3m, dáng cây uy nghi, sừng sững; bao xung quanh cây có rất nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi và có nhiều cây dây leo bám chặt…
Chiêm ngưỡng “báu vật” hơn 400 năm tuổi của làng Đông Đoài - 2

Những bậc cao niên trong làng cho biết cây trôi này đã có tuổi đời hơn 400 năm. Từ cái thời ông bà, cây trôi này đã cao lớn như thế này rồi. Trải qua hàng trăm năm, cây trôi vẫn xanh tốt. Người dân xóm Đông Đoài luôn xem cây trôi cổ thụ này là báu vật, là biểu tượng, niềm tự hào chung của cả làng và luôn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh môi trường cẩn thận, sạch sẽ.

Những bậc cao niên trong làng cho biết cây trôi này đã có tuổi đời hơn 400 năm. Từ cái thời ông bà, cây trôi này đã cao lớn như thế này rồi. Trải qua hàng trăm năm, cây trôi vẫn xanh tốt. Người dân xóm Đông Đoài luôn xem cây trôi cổ thụ này là "báu vật", là biểu tượng, niềm tự hào chung của cả làng và luôn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh môi trường cẩn thận, sạch sẽ.

Chiêm ngưỡng “báu vật” hơn 400 năm tuổi của làng Đông Đoài - 4

Gốc và thân cây sần sùi và nổi những khối u, ụ rất kỳ lạ và đẹp mắt

Gốc và thân cây sần sùi và nổi những khối u, ụ rất kỳ lạ và đẹp mắt


Thân cây nhiều người ôm không xuể

Thân cây nhiều người ôm không xuể

Chiêm ngưỡng “báu vật” hơn 400 năm tuổi của làng Đông Đoài - 7
Ông Lê Tiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Đức Hòa cho biết, trong các thời kỳ chiến tranh, khu vực cây trôi cổ thụ này là nơi hội họp, giao liên của nhân dân các xóm, xã trong vùng để bàn kế hoạch chống kẻ địch xâm lược... Còn bây giờ, cây trôi là nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi của người dân.
Ông Lê Tiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Đức Hòa cho biết, trong các thời kỳ chiến tranh, khu vực cây trôi cổ thụ này là nơi hội họp, giao liên của nhân dân các xóm, xã trong vùng để bàn kế hoạch chống kẻ địch xâm lược... Còn bây giờ, cây trôi là nơi sinh hoạt văn hóa, vui chơi của người dân.

Cuối năm 2015 cây trôi này đã được công nhận là Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. “Hiện tại, chính quyền cùng với nhân dân ra sức vận động mọi người cùng bảo vệ, đồng thời có kế hoạch chăm sóc để cây phát triển xanh tốt”, ông Thắng cho biết.
Cuối năm 2015 cây trôi này đã được công nhận là Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. “Hiện tại, chính quyền cùng với nhân dân ra sức vận động mọi người cùng bảo vệ, đồng thời có kế hoạch chăm sóc để cây phát triển xanh tốt”, ông Thắng cho biết.

Xuân Sinh