1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cảnh giác khi ăn thịt vịt

“Một số lượng lớn thịt vịt trên thị trường chưa được qua tiêm phòng cúm gia cầm, trong khi cơ quan chức năng đã phát hiện loài gia cầm này không tiêm phòng mang tỷ lệ nhiễm virus cao. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác khi ăn thịt vịt” - Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh đưa ra lời khuyên.

Thưa ông, từ đầu tháng 5 đến nay, dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại 17 tỉnh, thành phố. Vậy, nguyên nhân chính do đâu?

 

Có thể nói, nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát như vậy là do công tác phòng, chống dịch đã không được các địa phương chú trọng, cụ thể là việc kiểm soát ấp nở, chăn nuôi không chặt chẽ. Việc cho phép ấp nở thủy cầm là đúng, nhưng các địa phương tổ chức thực hiện không triệt để. Nguyên nhân khác là công tác tiêm phòng dịch bị lơ là.

 

Đợt bùng phát dịch này chủ yếu xảy ra trên đàn vịt. Trong khi đó, hiện nay có tình trạng người dân vẫn ăn thịt vịt, tiết canh vịt. Ông nghĩ sao về điều này khi mà dịp Tết đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) sắp đến - thời điểm người dân có lẽ ăn thịt vịt nhiều hơn?

 

Trong tuần qua, cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm đối với thuỷ cầm chưa được tiêm phòng vaccine tại một số địa phương. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thủy cầm nhiễm bệnh trung bình ở mức 12,8%. Như vậy, có tỷ lệ virus lưu hành trên đàn vịt không tiêm phòng rất cao, mà số vịt được tiêu thụ trên thị trường hiện nay phần lớn không được tiêm phòng.

 

Đúng là khi ngày Tết đoan ngọ đến, việc tiêu thụ thủy cầm sẽ tăng cao. Việc này rất nguy hiểm đến tính mạng cho cả người làm thủy cầm và người ăn thủy cầm. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải cảnh giác cao.

 

Hiện nay tại Hà Nội, tình trạng bán tiết canh vịt, ngan vẫn còn, như ở khu vực Linh Đàm. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh, có tỷ lệ virus lưu hành trên đàn vịt không tiêm phòng, người tiêu dùng cần cảnh giác.

 

Nhưng vịt là món “khoái khẩu” của nhiều người?

 

Đúng thế. Vì vậy, để phòng bệnh, khi mua thủy cầm sống, người tiêu dùng cần mua thủy cầm có rõ nguồn gốc (có đủ giấy tờ kiểm dịch, giấy tờ xuất xứ nguồn gốc), chọn thủy cầm khỏe mạnh, kiểm tra lâm sàng bằng cách xem xét mắt, lông, hậu môn… của thủy cầm.

 

Người làm thủy cầm phải bảo đảm phương tiện bảo hộ cho mình như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng…; nơi giết mổ vệ sinh phải được tiêu độc khử trùng sau khi giết mổ; tuyệt đối phải nấu chín và ăn chín.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Hà Nội Mới