1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Cần Thơ: Sạt lở nghiêm trọng, 10 ngôi nhà trôi sông

Lúc 6h45 ngày 10/6, tại tổ 5, khu vực 2, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng, nhấn chìm hoàn toàn 10 ngôi nhà xuống sông Trà Nóc, với chiều dài gần 100m.

Ngoài ra, 34 căn nhà khác có nguy cơ đổ sụp xuống sông bất cứ lúc nào, phải di dời khẩn cấp. Hàng trăm người dân đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất.

 

Điểm sạt lở nằm sát chợ Trà Nóc, ngay vào thời điểm nhóm họp chợ buổi sáng nên tình hình trở nên hỗn loạn. Ông Lê Minh Hiệp, người chứng kiến sự việc, vẫn còn bàng hoàng: “Tôi thức sớm để dọn hàng ra bán thì tự nghe mặt đất rung chuyển, phát ra những âm thanh răn rắc. Và chỉ trong một thời gian ngắn thì toàn bộ 10 ngôi nhà bị xé toạt, từ từ chìm xuống mặt nước, trôi ra giữa sông”.

 

Đa số các hộ dân trong vùng sạt lở đều buôn bán, nhỏ lẻ; cuộc sống hết sức khó khăn. Phó Chủ tịch UBND phường Trà Nóc Nguyễn Hùng Việt cho biết: “Trước khi xảy ra vụ sạt lở, ngày 9/6, chúng tôi đã thông báo đến người dân về hiện tượng vết nứt trên địa bàn phường. Mặc dù biết trước, nhưng sự việc diễn ra quá nhanh nên trở tay không kịp. Rất may là không có thiệt hại về người.

 

Trước mắt phải khẩn cấp huy động lực lượng thu gom tài sản, di dời bố trí chỗ ở tạm thời cho 44 hộ dân (10 hộ sụp hồn tồn và 34 hộ trong vùng nguy hiểm). Đồng thời báo động cho 34 hộ còn lại phải nhanh chóng di dời tài sản ra khỏi nhà. Toàn bộ tuyến nhà dân có nguy cơ tiếp tục sạt lở gần 500m; trong đó có 5 căn nhà thể sụp hoàn toàn xuống sông.

 

Có mặt tại hiện trường, ông Lê Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy cho biết: UBND quận Bình Thủy quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho những hộ dân có nhà sụp hoàn toàn, mỗi hộ 1 triệu đồng. Có một mạnh thường quân hộ trợ thêm 1 triệu đồng/hộ để bà con tạm ổn định cuộc sống. Hiện chưa thể khống kê được mức độ thiệt hại về nhà cửa. Để hạn chế tối đa mức độ thiệt hại khi sạt lở tiếp tục diễn ra, quận Bình Thủy sẽ cho cắt bớt tường của những hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng.

 

Chiều 10/6, đồng chí Nguyễn Tấn Quyên, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ trực tiếp đến hiện trường của vụ sạt lở, thăm hỏi, động viên những gia đình bị nạn. Đồng chí Nguyễn Tấn Quyên chỉ đạo chính quyền địa phương phải nhanh chóng khống kê mức độ thiệt hại; rà soát lại toàn bộ tuyến nhà dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Từ đó có hướng hỗ trợ kịp thời, xem xét di dời, đền bù giải tỏa toàn bộ các hộ nói trên vào nơi ở an toàn.

 

ĐBSCL: Cảnh báo 141 đoạn sông sạt lở

nguy hiểm trong mùa mưa lũ

 

Theo thống kê của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, có 141 đoạn sông, chủ yếu trên sông Tiền và sông Hậu, với hàng trăm điểm sạt lở nguy hiểm trong mùa mưa lũ. Nhiều nhất là tỉnh An Giang với 40 đoạn sông, diện tích 120.000m2 tại 7 huyện thị, thành phố bị đe dọa.

 

Tại huyện Chợ Mới (An Giang), đoạn ngã ba sông Tiền - sông Vàm Nao tiếp tục sạt lở với mức độ ngày càng tăng về chiều dài, sâu và rộng. Trong khi đó, dòng chảy của sông Vàm Nao và sông Hậu tạo nên nhiều hố sâu 15 - 30m, đe dọa chợ xã Mỹ Hội Đông.

 

ĐBSCL hiện còn hơn 6.000 hộ dân đang sống trong vành đai sạt lở cần được di dời vào nơi an toàn. Trong số này các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp có từ 800 - 1.500 hộ cần di dời.

 

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 80 điểm sạt lở nguy hiểm của 42 xã phường, thị trấn, tại 9 huyện, thị…

 

Theo Bình Đại

Sài Gòn Giải Phóng