1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hà Nội:

Cấm mọi loại xe tại khu vực hồ Hoàn Kiếm từ 19 - 24 giờ

(Dân trí) - Hôm qua 1/10, Sở GTVT cho biết, từ 19 - 24 giờ các ngày từ 1-10/10 sẽ cấm các phương tiện giao thông đi lại khu vực hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường Ba Đình.

Cấm mọi loại xe tại khu vực hồ Hoàn Kiếm từ 19 - 24 giờ - 1
Cấm phương tiện giao thông đi lại quanh khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm từ 19 - 24 giờ các ngày từ 1-10/10
 
Theo đó toàn bộ các phương tiện tham gia giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp, xe xích lô và các phương tiện khác không được phép hoạt động khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Bao gồm các tuyến phố: Đinh Tiên Hoàng, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Lê Thái Tổ, Hàng Khay, Tràng Tiền (đoạn từ Hàng Bài đến Ngô Quyền), Hàng Bài (từ Hai Bà Trưng đến Đinh Tiên Hoàng), Lê Lai (từ Đinh Tiên Hoàng đến Quảng trường Ngân Hàng), Lê Thạch, Nguyễn Xí, Đinh Lễ.

 

Cấm toàn bộ phương tiện ra vào các tuyến phố xung quanh Quảng trường Ba Đình bao gồm các tuyến phố: Hoàng Văn Thụ, Đường Độc Lập, đường Điện Biên Phủ (đoạn từ Hoàng Diệu đến đường Độc Lập). Các phương tiện đi từ Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám đến Phan Đình Phùng không được rẽ phải vào đường Hùng Vương. Các phương tiện phục vụ lễ hội, xe có phù hiệu được hoạt động bình thường.

 

Để đáp ứng nhu cầu gửi xe của nhân dân trong thời gian cấm các phương tiện lưu thông trên đường, UBND quận Hoàn Kiếm đã bố trí 52 điểm trông giữ xe trên địa bàn.

 

Chỗ gửi xe đạp, xe máy, ô tô của nhân dân (có thu phí, trừ cửa các cơ quan, tổ chức) được bố trí như sau: ô tô đỗ một hàng trên phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh và các bến hiện có (có giấy phép, nằm ngoài khu vực cấm đường, phân luồng).

 

Xe đạp, xe máy sẽ gửi tại vỉa hè phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và các bãi hiện có (có giấy phép, nằm ngòai khu vực cấm). Tổng cộng có 24 điểm trông giữ ô tô cả ngày và đêm; 39 điểm giữ xe máy cả ngày và đêm; 34 điểm chỉ trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy buổi tối.

 

Khu vực phố cổ sẽ bị hạn chế tối đa bố trí điểm đỗ để bảo đảm giao thông và đi bộ, riêng lòng đường phố Gia Ngư (đoạn Đinh Liệt-Hàng Bè) và ngõ Cầu Gỗ (từ Cầu Gỗ đến Gia Ngư) được tạm sử dụng để trông giữ xe.

 

Các điểm trông giữ xe đạp, xe máy khác gồm: hè phố Phủ Doãn (đối diện số nhà 45-63 và 79-93), hè phố Quán Sứ (đối diện số nhà 2-10, 48-52B), số 10 Phan Chu Trinh, số 24-26 Hàng Bài, lòng đường ngõ Nguyễn Hữu Huân, lòng đường phố Lê Phụng Hiểu, số 216 Trần Quang Khải.

 

Trên phố Lý Thường Kiệt có các điểm trông giữ trên vỉa hè tại: số 5-17, số 25, số 2-10, số 39-43, số 24-30, số 32-40, số 27, sát hàng rào trường Trưng Vương, số 45-47, số 52-58, số 64-68, số 48, số 63. Trên phố Lê Thánh Tông có các điểm tại: số 6, số 11-19. Trên phố Ngô Quyền có điểm tại: số 34-40, số 44-46. 11 điểm trông giữ hiện có trên phố Hai Bà Trưng sẽ giữ nguyên.

 

Ngoài 39 điểm trông giữ xe đạp, xe máy cả ngày và đêm, UBND quận Hoàn Kiếm còn bổ sung 34 điểm giữ xe buổi tối tại: phố Trần Nguyên Hãn (sát Cung Thiếu nhi), phố Lò Sũ (sát UB Sông Mê Công và tại số 62, trước cổng Công ty nghe nhìn), trước cửa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xung quanh vườn hoa Diên Hồng, phố Ngô Quyền (trước cửa Bộ LĐTB&XH), vườn hoa Lý Thái Tổ (đối diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), số nhà 18-20 Ngô Quyền, số 22-26 Hàng Thùng, phố Hàng Bài (sát trường Trưng Vương), 2 bên vỉa hè phố Hàng Trống (đoạn Hàng Gai-Nhà Thờ), số 6 Phan Chu Trinh. Trên phố Lý Thái Tổ có các điểm tại: số 36 (Cung Thiếu nhi), số 12-26, số 55-57, số 27, số 58-60.

 

Trên phố Hai Bà Trưng có các điểm: sát và đối diện trường Trần Phú, số 21, số 1-3, số 11, số 23, số 12-22B, số 48, số 37, số 27, số 35, số 38A, số 28-32 và 52. Trên phố Quang Trung có các điểm tại:số 2, số 3 và số 5. Các điểm này sẽ thực hiện đúng quy định về vệ sinh môi trường, giá vé…

 

Quang Phong