1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

“Bộ sậu” Vinashin vin cớ khủng hoảng kinh tế để “né” tội

(Dân trí) - Chiều 29/3, nối tiếp phần tranh tụng buổi sáng, HĐXX đã phải làm việc đến hơn 18 giờ cùng ngày để nghe nhiều luật sư bào chữa cho nguyên Chủ tịch Vinashin và đồng phạm.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1599/Vinashin-phai-tai-co-cau.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Vinashin phải tái cơ cấu</b></a>

Bị cáo cùng luật sư “né” tội trước toà


Tại toà, Đại diện VKS giữ quyền công tố khẳng định: với cương vị là người đứng đầu Vinashin, Phạm Thanh Bình đã không tuân thủ pháp luật, không theo sự chỉ đạo của Chính phủ, cố ý thực hiện việc làm trái trong việc đầu tư các dự án mua tàu Hoa Sen, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 470 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn 316 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27 tỷ đồng.


Phiên tranh tụng diễn ra với sự tham dự của các luật sư bào chữa kéo dài và gay gắt. Luật sư Chu Đông - đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình - cho rằng những thiệt hại của Vinashin do chịu tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; trong đó nhiều ngành kinh tế lâm vào hoàn cảnh khó khăn chứ không riêng gì Vinashin.


Mặt khác, việc truy tố bị cáo Bình là không đúng, bởi Bình chỉ là người ký các quyết định, còn việc thực hiện là ở cấp dưới. Vị luật sư cho rằng, việc chỉ đạo mua tàu Hoa Sen của bị cáo Bình là không trái với ý kiến của Chính phủ; do Bình đã “hiểu nhầm” các công văn của Văn phòng Chính phủ mà thôi.

“Bộ sậu” Vinashin vin cớ khủng hoảng kinh tế để “né” tội
Dự kiến cuối giờ chiều ngày 30/3, HĐXX sẽ tuyên án dành cho Phạm Thanh Bình và đồng phạm.

 

Đối với dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Sông Hồng, Vinashin đã có chủ trương xây dựng để phát triển cho những hoạt động của tập đoàn. Tại phiên tranh tụng, các luật sư bào chữa đều đề nghị HĐXX xem xét lại nội dung truy tố của VKS về tội cố ý làm trái và giảm tội cho nguyên Chủ tịch Vinashin.


Trả lời HĐXX, nguyên Chủ tịch Vinashin một mực cho rằng bị cáo không gây nên những thiệt hại như cơ quan chức năng công bố. Bị cáo thanh minh rằng việc thực hiện dự án lớn thì việc có sai sót là không thể tránh khỏi (?!).


Giữ vai trò đồng phạm trong vụ án, bị cáo Trần Văn Liêm - nguyên TGĐ công ty Viễn Dương Vinashin - lại cho rằng hành động của bị cáo này là chỉ biết tuân theo chỉ đạo từ trên tập đoàn với mong muốn xây dựng một con đường cao tốc Bắc - Nam vận tải trên biển. Tại toà, bị cáo Liêm đề nghị HĐXX xem xét tình tiết giảm tội vì từng có thời gian dài phục vụ quân đội trên đoàn tàu không số cùng một số danh hiệu mà bị cáo đã đạt được.


Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Quang Vũ - nguyên Tổng Giám đốc Vinashin (đã nộp 1 tỷ đồng khắc phục một phần hậu quả) cho rằng, chưa đủ cơ sở cáo buộc ông Vũ cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Theo luật sư thì tàu Bạch Đằng Giang khi mua về năm 2001 là tàu sắt vụn đã được trùng tu nâng cấp, sau khi chở một chuyến về thì bị đắm, được đưa lên neo đậu một chỗ cho đến khi bàn giao cho Công ty Nam Triệu.

Riêng luật sư bảo vệ bị cáo Trịnh Thị Hậu - nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy thì đưa ra quan điểm khẳng định việc thực hiện mua tàu Hoa Sen, công ty của bị cáo này chỉ có trách nhiệm tìm nguồn tiền để thực hiện dự án, thế nên không thể nói bị cáo Hậu là đồng phạm với Bình và Liêm.

Cấp dưới đổ lỗi cho sếp tổng

Trong các phần tranh tụng, các luật sư bảo vệ cho các bị cáo từng là cấp dưới của Phạm Thanh Bình gồm Trần Văn Liêm - nguyên Tổng Giám đốc công ty Viễn Dương Vinashin, Tô Nghiêm - nguyên Giám đốc Công ty CNTT Cái Lân; Nguyễn Văn Tuyên - nguyên Giám đốc Công ty Hoàng Anh; Trịnh Thị Hậu - nguyên Giám đốc Công ty tài chính Vinashin đều hướng việc đổ lỗi sai phạm cho Phạm Thanh Bình.

 

Tại toà, bị cáo Liêm thanh minh: “Khi thực hiện dự án mua tàu Hoa Sen, tôi đã có một số lần góp ý với Phạm Thanh Bình, nhưng Phạm Thanh Bình yêu cầu tôi tiếp tục thực hiện dự án”. Bị cáo Liêm cho rằng mình tuy có sai phạm nhưng không thể nằm ở mức xấp xỉ với bị cáo Bình (VKS đề nghị Bình 19 - 20 năm tù; Liêm 17 - 18 năm tù) vì Bình giữ vai trò “thống soái” còn Liêm chỉ là người làm theo chỉ đạo. “Tôi ở công ty con, anh Bình là thống soái, tôi không thể từ chối lệnh trên. Nay thực sự rất buồn, vinh quang chưa thấy đâu mà đã xảy ra thế này” - bị cáo Liêm kêu than.

 

Tại toà, luật sư của bị cáo Liêm cũng dẫn lời khai của bị cáo Phạm Thanh Bình trước cơ quan điều tra, theo đó Bình khai rằng trong dự án mua tàu Hoa Sen và một số dự án khác, một số cấp dưới có ý kiến phải đối nhưng vẫn phải thực hiện theo chỉ đạo của Bình.
 

Trả lời HĐXX, bị cáo Trịnh Thị Hậu cũng dõng dạc khẳng định rằng mình chỉ biết làm theo chỉ đạo của Phạm Thanh Bình và không thể trái ý lãnh đạo nguyên là Chủ tịch tập đoàn được.

 

Phiên toà kéo dài đến hơn 18 giờ cùng ngày mới kết thúc. Sáng nay 30/3, HĐXX nối tiếp phần tranh tụng tại toà, theo dự kiến sau phần đối đáp giữa bị cáo, luật sư với đại diện VKS, HĐXX đi vào phần nghị án để chính thức tuyên án đối với nguyên Chủ tịch Vinashin và đồng phạm vào cuối giờ chiều nay.
 

Quốc Đô

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm