1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bệnh nhân bị sỏi mật nhưng được vá... dạ dày:

Bệnh viện Việt - Pháp từ chối cung cấp thông tin

(Dân trí) - Hiện nay người nhà ông Jean Ramio hết sức lo lắng vì tình trạng sức khỏe của thân nhân mình đang <a href=" http://www8.dantri.com.vn/Sukien/2006/5/115114.vip"> rất nguy kịch</a>. Tuy nhiên, trong buổi làm việc với báo chí chiều qua, bệnh viện Việt - Pháp vẫn phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm của mình và cho rằng “không liên quan đến cuộc phẫu thuật”.

Sức khỏe ông Ramio nguy kịch “không liên quan đến cuộc phẫu thuật”?

 

Trong bản thông cáo được gửi đến nhiều cơ quan thông tấn báo chí chiều qua, bệnh viện Việt - Pháp cho biết rất mù mờ về tình trạng bệnh nhân Ramio: “Ngày 19/4/2006, Bệnh nhân quay lại Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội (lần thứ 3 - NV nhấn mạnh) và được chuyển vào khu điều trị tích cực vì các biến chứng do các bệnh tiềm ẩn vốn có, không liên quan tới cuộc phẫu thuật. Từ đó, bệnh nhân đã và đang được điều trị, chăm sóc y tế một cách tốt nhất tại Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội”!

 

Trước đó ngay đầu bản thông cáo cũng là một câu chung chung: "Về trường hợp của bệnh nhân R.J, chúng tôi cũng đã và đang điều trị và chăm sóc một cách chu đáo, tận tình và chuyên nghiệp"!

 

Hôm qua Bộ Y tế cho biết, Thanh tra Bộ sẽ mời hội đồng chuyên môn xem xét lại toàn bộ hồ sơ và diễn biến liên quan đến ca mổ “bị sỏi mật, mổ... dạ dày” trái khoáy tại Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội.

Bệnh viện Việt Pháp thông báo thêm: "Ca mổ được thực hiện thành công. Bệnh nhân R.J. đã phục hồi sau phẫu thuật" (?) Tuy nhiên, trước thắc mắc của báo chí về tình hình sức khỏe hiện tại của ông Jean Ramio, lãnh đạo bệnh viện đã từ chối cung cấp thông tin. Một chi tiết quan trọng được phía bệnh viện Việt - Pháp luôn khẳng định là: vết mổ khô, không bị nhiễm trùng.

 

Tại buổi làm việc với các cơ quan thông tấn báo chí chiều qua, lãnh đạo bệnh viện Việt - Pháp cũng từ chối cho nhà báo tiếp cận hồ sơ bệnh án và trực tiếp thăm, quay phim, chụp ảnh bệnh nhân Ramio.

 

Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của gia đình bệnh nhân, phóng viên Dân trí đã ghi lại được những hình ảnh chân thực nhất về hiện trạng sức khỏe và vết mổ đang chảy nước của ông Ramio.

 

Bệnh viện khẳng định: “Vết mổ khô, không nhiễm trùng”, tuy nhiên thực tế vết mổ của ông Ramio sau 1 tháng hoàn toàn khác với thông báo của bệnh viện: vết thương đang đùn dịch vàng ra qua 2 hốc hình số 8 dài hơn 3cm, được khâu dúm ở giữa bằng một mũi chỉ. Bên trong vết thương là 2 chiếc “hố” sâu gần 1cm.

 

Theo các tài liệu chúng tôi có được, cả bệnh viện Tràng An và bệnh viện Hữu Nghị, từ chối điều trị cho ông Ramio vì lý do "bệnh nhân sốt do nhiễm trùng vết mổ, không đủ điều kiện để nhận điều trị tiếp cho bệnh nhân" và yêu cầu "chuyển bệnh viện Việt - Pháp để điều trị tiếp". Như vậy, 2 bệnh viện uy tín của Việt Nam đã khẳng định ông Ramio bị nhiễm trùng vết mổ, chỉ có duy nhất bệnh viện quốc tế Việt - Pháp lại phủ nhận là không!

 

Bệnh viện Việt - Pháp từ chối cung cấp thông tin - 1

Giấy ra viện, có chẩn đoán ông Ramio bị sốt do nhiễm trùng vết mổ của bệnh viện Hữu Nghị.

 

Những “thủ tục” khó hiểu của bệnh viện Việt - Pháp

 

Bác sĩ Bùi Chung - người thực hiện ca phẫu thuật bục dạ dày "bất ngờ" này vẫn giữ ý kiến về việc "khâu lỗ thủng" dạ dày là đúng. Sau khi hội chẩn cân nhắc xem "nên hay không nên", kíp mổ đã quyết định việc mổ "vá" dạ dày trước. (chứ không phải cắt dạ dày như dư luận trước đó - PV)

 

Về việc không hỏi ý kiến người nhà bệnh nhân trước khi phẫu thuật, bệnh viện Việt - Pháp cũng khẳng định là đúng vì ông Ramio đã ký vào văn bản đồng ý chịu trách nhiệm. “Điều đó không có nghĩa là nghĩa vụ tài chính với bệnh viện chỉ có một mình bệnh nhân phải chịu khi mà luật dân sự còn có quy định về trách nhiệm của vợ chồng, thân nhân với người thân của mình thì bệnh viện còn có cơ sở yêu cầu người nhà thanh toán viện phí" - ông Trương Kiều Nghị, cán bộ phụ trách Dịch vụ khách hàng, khẳng định với phóng viên Dân trí.

 

Trở lại diễn biến vụ việc sau khi bệnh viện Tràng An trả bệnh nhân, ông Ramio lập tức được đưa lên phòng cũ tại bệnh Việt - Pháp điều trị tiếp. Hết ngày thứ 3, theo ông Trương Kiều Nghị: "Bệnh viện xét thấy bà Phương có mong muốn đưa chồng về nhà chăm sóc để đỡ chi phí và sức khỏe bệnh nhân có thể cho phép nên đã cho bệnh nhân xuất viện. Bệnh viện cũng đã hướng dẫn gia đình cách cho người bệnh ăn xông và thông tiểu".

 

Nhưng bà Phương phản đối lời giải thích này. Bà cho biết: "Sau 3 ngày quay lại Việt - Pháp từ bệnh viện Tràng An, chồng tôi vẫn bị đau và vết mổ vẫn loét ra. Lạ thay, lúc đó một bác sĩ người Pháp lại bảo gia đình tôi có thể đưa chồng tôi về nhà. Bác sĩ Bùi Chung nói rằng đảm bảo phần ổ bụng và vết mổ không có vấn đề gì nên về nhà điều trị tiếp. Thấy bác sĩ nói vậy, tôi đã phải đưa chồng tôi về nhà trong tình trạng vẫn phải thở bằng oxy, ăn uống, bài tiết đều qua ống xông".

 

Bệnh viện Việt - Pháp còn đưa ra tờ cam kết "Bệnh nhân ra viện không theo chỉ định của bác sĩ" có ghi sẵn tên tuổi, mã số của ông Jean Ramio cho bà Phương ký. Rất may bà Phương đã không chịu ký vào giấy này và bí mật giấu đi để cung cấp cho luật sư và báo chí.

 

Gia đình bệnh nhân cũng như luật sư không khỏi nghi ngờ về việc bệnh viện Việt - Pháp muốn chối bỏ trách nhiệm của mình với bệnh nhân qua việc làm này. Tại sao bệnh nhân chưa hề bình phục, chưa tự sinh hoạt được (thậm chí vẫn hôn mê - theo khẳng định của bà Phương) mà bệnh viện đã có chỉ định cho xuất viện?

 

Trần Đức - Phương Thảo