1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Huế:

“Bật mí” những điểm Nhật hoàng đi thăm trong Hoàng cung Huế

(Dân trí) - Những địa điểm trong Hoàng cung Huế mà Nhật hoàng cùng Hoàng hậu dự kiến đi thăm sẽ rất đặc biệt, cô đọng và đầy ý nghĩa.

Trong sáng 4/3, Nhật hoàng Akihito cùng Hoàng hậu Michiko sẽ lần đầu tiên thăm Hoàng cung Huế. Sẽ có một đường thảm đỏ dài, trải từ đường 23 tháng 8 vào Hoàng cung.

Điểm đón tiếp đầu tiên sẽ là Ngọ Môn, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của Triều đình Huế xưa kia. Dự kiến cổng chính giữa Ngọ Môn, nơi đón những vị khách quan trọng nhất sẽ được mở đón vợ chồng Nhật hoàng.


Ngọ Môn

Ngọ Môn

Sau Ngọ Môn sẽ là những điểm nhấn thú vị như Cầu Trung Đạo, sân Điện Thái Hòa, nơi các quan đứng chầu vua trong các lễ thiết triều trước đây. Tiếp đến Nhật hoàng sẽ thăm phía trong điện Thái Hòa nơi có hàng trăm bài thơ trong kiến trúc điện, là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vừa được công nhận. Một sa bàn giới thiệu tổng thể Hoàng cung Huế cũng được Nhật Hoàng xem để biết rõ về quy mô của Kinh thành Huế xưa kia.

Cuối cùng là Nhật hoàng sẽ đến Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường và thưởng thức các tiết mục Diễn xướng cung đình Huế gồm Nhã nhạc Cung đình và Múa cung đình Huế.

Hoàng Cung Huế
Hoàng Cung Huế

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bày tỏ: “Chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu là một niềm tự hào to lớn của người dân Huế. Đặc biệt Hoàng Cung Huế (nằm trong Quần thể Di tích Cố đô Huế) và Nhã nhạc Cung đình Huế là 2 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đầu tiên được thế giới công nhận tại Việt Nam vào năm 1993 và 2003.

Đây là lần đầu tiên một vị vua vẫn còn trị vì và có sức ảnh hưởng rất lớn như Nhật Hoàng đến thăm Huế, qua đó, sẽ là cơ hội cho Huế và Việt Nam quảng bá mạnh mẽ giá trị văn hóa Huế đến với bạn bè thế giới”.

Trong chuyến thăm Huế từ 3-5/3, Nhật hoàng còn đi thăm Nhà lưu niệm Phan Bội Châu (Cụ Phan Bội Châu là người sáng lập Phong trào Đông Du năm 1905 - tuyển chọn những thanh niên Việt ưu tú đưa qua Nhật đào tạo trong các trường học tri thức, kỹ thuật quân sự để về lại giải phóng quê hương đang bị Pháp đô hộ); tiếp nhân viên tình nguyện của Tổ chức JICA Nhật Bản; Gặp gỡ cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam.

Dưới đây là chùm ảnh PV Dân trí ghi nhận tại Hoàng Cung Huế trước giờ Nhật Hoàng đến thăm:


Không gian chính bên trong Nhà hát Duyệt Thị Đường - nơi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ xem Nhã nhạc Cung đình Huế, Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2003

Không gian chính bên trong Nhà hát Duyệt Thị Đường - nơi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ xem Nhã nhạc Cung đình Huế, Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2003

Con đường dẫn qua cầu Trung Đạo
Con đường dẫn qua cầu Trung Đạo
Những cổng chào được trang trí bằng nghệ thuật Pháp lam Huế độc đáo
Những cổng chào được trang trí bằng nghệ thuật Pháp lam Huế độc đáo
Sân chầu 2 tầng bậc trước điện Thái Hòa
Sân chầu 2 tầng bậc trước điện Thái Hòa
Vẫn còn những bia ghi chức phẩm của các quan đứng chầu vua ở sân trước điện Thái Hòa
Vẫn còn những bia ghi chức phẩm của các quan đứng chầu vua ở sân trước điện Thái Hòa
Không gian lộng lẫy của điện Thái Hòa, nơi có ngai vàng vua và hàng trăm bài thơ - Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vừa được công nhận. Điện Thái Hòa là ngôi điện có vị trí quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành và trong thiết chế chính trị triều đình nhà Nguyễn. Đây là nơi Hoàng đế cử hành lễ đại triều mỗi tháng 2 lần (ngày mồng Một và ngày Rằm) để giải quyết chính sự, hoặc tổ chức những điển lễ quan trọng nhất của triều đình, như lễ Đăng quang, lễ Hưng quốc Khánh niệm
Không gian lộng lẫy của điện Thái Hòa, nơi có ngai vàng vua và hàng trăm bài thơ - Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vừa được công nhận. Điện Thái Hòa là ngôi điện có vị trí quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành và trong thiết chế chính trị triều đình nhà Nguyễn. Đây là nơi Hoàng đế cử hành lễ đại triều mỗi tháng 2 lần (ngày mồng Một và ngày Rằm) để giải quyết chính sự, hoặc tổ chức những điển lễ quan trọng nhất của triều đình, như lễ Đăng quang, lễ Hưng quốc Khánh niệm
Sa bàn ở sau điện Thái Hòa
Sa bàn ở sau điện Thái Hòa
Nhiều công trình men theo các con đường trong Hoàng Cung Huế sẽ hấp dẫn Nhật Hoàng bởi sự cổ kính
Nhiều công trình men theo các con đường trong Hoàng Cung Huế sẽ hấp dẫn Nhật Hoàng bởi sự cổ kính
và pha lẫn nét xanh tươi, đầy màu sắc của thiên nhiên, hoa cỏ cung đình cố đô Huế
và pha lẫn nét xanh tươi, đầy màu sắc của thiên nhiên, hoa cỏ cung đình cố đô Huế

Nhật hoàng sẽ đến xem Nhã nhạc Cung đình Huế tại Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường. Đây là nhà hát được xem là cổ nhất của triều đình Huế được xây dựng năm 1826 chuyên biểu diễn các vở tuồng hát bội, nhạc, múa cung đình cho nhà vua và thượng khách

Nhật hoàng sẽ đến xem Nhã nhạc Cung đình Huế tại Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường. Đây là nhà hát được xem là cổ nhất của triều đình Huế được xây dựng năm 1826 chuyên biểu diễn các vở tuồng hát bội, nhạc, múa cung đình cho nhà vua và thượng khách

Cổng gỗ xưa cổ vào Duyệt Thị Đường
Cổng gỗ xưa cổ vào Duyệt Thị Đường

Không gian chính bên trong Nhà hát Duyệt Thị Đường - nơi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ xem Nhã nhạc Cung đình Huế, Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2003

Không gian chính bên trong Nhà hát Duyệt Thị Đường - nơi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko sẽ xem Nhã nhạc Cung đình Huế, Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2003

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm