1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Phải có hoài bão cho đất nước, dân tộc

(Dân trí) - "Với một quốc gia, lớn hay nhỏ không đơn thuần là con số. Đó là sự thay đổi như thế nào từ nhỏ thành lớn, khi thế và lực đất nước thay đổi, là sự đánh giá của thế giới như thế nào về Việt Nam hiện nay", bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ tại Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng.

“Đã đến lúc Việt Nam chiếm lấy vị trí dưới ánh nắng mặt trời”

Ngày 30/3, tại Paris (Cộng hòa Pháp), Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu đồng chủ trì tổ chức “Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng” (Vietnam Global Leaders Forum - VLGF), dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam.               

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Phải có hoài bão cho đất nước, dân tộc - 1

Bà Tôn Nữ Thị Ninh phát biểu tại Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng

Là người mở đầu cho phiên thảo luận “Việt Nam lớn hay nhỏ? Mới hay cũ”, bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội nhớ về ba câu chuyện ám ảnh bà suốt hơn 3 thập kỷ qua: “Năm 1985, tức 10 năm sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước liền dải bắc nam, tại một sân bay ở Kenya, một nhân viên hải quan tại đây đã ồ lên hỏi tôi “Việt Nam vẫn còn chiến tranh phải không?”.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Đã đến lúc Việt Nam chiếm lấy vị trí dưới ánh nắng mặt trời”

Câu chuyện thứ hai, liên quan đến Cố thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Mai, một người thường xuyên làm việc với chính giới và truyền thông Mỹ. Thứ trưởng Lê Mai đã có một câu nói bất hủ “Việt Nam không chỉ là tên gắn liền với một cuộc chiến tranh, trên hết, đó là tên một đất nước, một dân tộc và một nền văn hóa. Rõ ràng là Việt Nam cần thiết phải xây dựng thương hiệu quốc gia bền vững”.

Bà Ninh kể lại câu chuyện vào năm 1990, một người bạn Mỹ đã nói với bà: “Bà Ninh ạ, Việt Nam lúc này có nhiều nơi nghèo khổ giống như một số quốc gia mà tôi từng làm việc. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ có cảm giác phải thương hại người Việt. Tôi đã từng gặp những người nghèo nhất, ở những vùng đất xa xôi nhất của Việt Nam, nhưng họ rất khác với những người nghèo khổ an phận ở nhiều nơi khác. Ở họ, dù hoàn cảnh ra sao vẫn toát lên sức sống mạnh mẽ, khao khát thay đổi mạnh mẽ. 

Trong ngày làm việc thứ 2 của Diễn đàn Người Việt có tầm ảnh hưởng, sau Lễ thành lập Mạng lưới người Việt có tầm ảnh hưởng (Vietnam Global Leaders Network), Tổng biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn sẽ chính thức phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019.

Ông Phạm Huy Hoàn cũng sẽ có phần giới thiệu Giải thưởng Nhân tài Đất Việt qua 15 năm phát triển, đồng thời kêu gọi sự chia sẻ, đồng hành và tham gia của các nhà trí thức, nhà khoa học trăn trở với sự phát triển của đất nước để chúng ta cùng tìm kiếm, tôn vinh và tạo những bệ phóng tốt nhất cho các tài năng Việt Nam tỏa sáng.

Đây cũng được coi như hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động của mạng lưới.

Nếu có một dân tộc nào xứng đáng có một vị trí đặc sắc trong con mắt của thế giới, đó phải là Việt Nam”.

Đó là tiền đề để trả lời câu hỏi cần làm gì để xây dựng thương hiệu quốc gia. Bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, xây dựng thương hiệu quốc gia dân tộc không thể tư duy, làm manh mún mà cần có ý chủ đích rõ ràng. Với những điều kiện trong và ngoài nước, với nội lực vị thế quốc tế đang ngày một lớn lên, Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu quốc gia bền và mạnh hơn.

Theo bà Ninh, trong xây dựng thương hiệu quốc gia, con người là yếu tố nổi bật. Yếu tố tạo sức hút chính là con người Việt Nam với những hạn chế nhất định nhưng đồng thời có yếu tố, phẩm chất đặc sắc, với khả năng tích hợp diệu kỳ vừa không lãng quên quá khứ, sự lạc quan hiện tại và luôn hướng tới tương lai với sức sống mãnh liệt và rộng lòng đón nhận.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam là sản phẩm, tài sản của mọi chủ thể Việt Nam, mọi tổ chức nhóm cá nhân người Việt hay gốc Việt trong và ngoài nước. Không chỉ là người có tầm ảnh hưởng mà mọi người dân đều có trách nhiệm chia sẻ những giá trị về con người, dân tộc Việt Nam, góp phần vào tổng thể chung.

thao luan.jpg

“Mỗi người Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, cần có ý thức chăm sóc, xây dựng thương hiệu quốc gia như một bản giao hưởng chung sống động của cả đất nước. Bản giao hưởng đó cần có sự điều phối chiến lược của Nhà nước”, bà Ninh nhấn mạnh.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Phải có hoài bão cho đất nước, dân tộc

Trở lại câu hỏi: “Việt Nam lớn hay nhỏ?”, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, lớn hay nhỏ không đơn thuần là con số. Đó là sự thay đổi như thế nào từ nhỏ thành lớn, khi thế và lực đất nước thay đổi, là sự đánh giá của thế giới như thế nào về Việt Nam hiện nay. Điển hình như Singapore, tiếng nói, ảnh hưởng vai trò của đất nước này lớn hơn nhiều kích cỡ dân số hay diện tích địa lý họ có.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh đúc kết: “Đừng để tiếng gọi thấp hèn réo gọi chúng ta. Mỗi người trong chúng ta hãy hướng thượng và hướng thiện”.

Tỷ phú Hoàng Chúc: “Lịch sử dân tộc cho tôi lợi thế”

Tiếp nối câu chuyện của bà Tôn Nữ Thị Ninh, tỷ phú gốc Việt Hoàng Chúc (1 trong 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp) bộc bạch: “Là người làm ăn kinh doanh, tôi từng đi qua nhiều nước, nhiều châu lục và tại khắp các quốc gia nơi tôi đi qua, có thể nhận thấy niềm thiện cảm, kính trọng lớn khi tôi nói tôi là người Việt Nam. Lợi thế lớn đó có được là do lịch sử dân tộc mang đến”.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Phải có hoài bão cho đất nước, dân tộc - 2

Tỷ phú gốc Việt Hoàng Chúc

“Để tôi nói với các bạn điều tôi suy nghĩ: Tôi là người Việt Nam, tôi không thể thất bại, tôi bắt buộc phải thành công. Vì sao? Vì tôi mang trong mình dòng máu Việt, tôi có đủ niềm tin. Và niềm tin mạnh mẽ đó giúp tôi đi đến thành công.

Tôi từng có lời gửi Việt kiều ta ở Pháp: Phải biết dùng lợi thế mình là người Việt Nam”.

Tỷ phú Hoàng Chúc: "Phải biết dùng lợi thế mình là người Việt Nam"

"Tôi vẫn nói Việt Nam là đất nước tuyệt vời, trong 2 thập kỷ gần đây có mức tăng trưởng 6-7% khiến nhiều nước mong muốn. Việt Nam có vai trò của mình trên trường quốc tế. Châu Á là thị trường rất lớn và vào thị trường này thông qua cửa ngõ đất nước Việt Nam là mong muốn của nhiều công ty quốc tế.

Việt Nam cần tự do nhiều hơn trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Tôi mong một ngày nào đó, khi nói nhắc đến đất nước chúng ta, người ta sẽ nói, Việt Nam là đất nước nên đặt chân đến", ông Chúc nói.

Trả lời câu hỏi: “Phải chăng người Việt ít có thói quen tư duy làm ăn lớn?”, ông Hoàng Chúc cho rằng: “Người Việt có hai câu nói rất tệ, đó là “nói chuyện làm quà” và “nói chuyện xong thôi”. Không, làm gì thì làm, dù bất cứ lĩnh vực nào, đã nói là phải làm. Hứa thì phải làm. Nếu muốn làm lớn, phải làm cho người ta tin mình và mình sống cho trọn với niềm tin đó”.

Sự kiện VGLF 2019 chào đón hơn 300 đại biểu tham dự, trong đó có hơn 200 người Việt có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước đến từ 25 quốc gia, đại diện các bộ, ngành địa phương liên quan của Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam và Pháp.

 

Mục tiêu và ý nghĩa của sự kiện VGLF 2019 là nhằm phác thảo chiến lược cho việc phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam, đánh thức tiềm năng của đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Đây là một sự kiện quy tụ được nhiều người Việt ưu tú ở trong và ngoài nước, được kỳ vọng là bước khởi đầu cho nền tảng diaspora người Việt ưu tú trong tương lai. Khát vọng của những người tham gia vào diễn đàn là xây dựng được một mạng lưới nhân tài người Việt trên khắp thế giới, cùng hành động vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng.

 

Có thể nói, Vietnam Global Leaders Forum 2019 là một sự kiện lịch sử, lần đầu tiên được tổ chức để kết nối những người Việt xuất sắc trên thế giới, để cùng hướng trái tim và trí óc về Việt Nam. Những người con đất Việt, dù ở đâu, cũng là con Lạc cháu Hồng, với tinh thần luôn hướng về Tổ quốc. 

 

Phúc Hưng – Bảo Trung

(Từ Paris, Cộng hòa Pháp)

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm