1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm

(Dân trí) - Quy hoạch đã được ban hành, việc kiểm kê giải phóng mặt bằng đã thực hiện và khu tái định cư đã xong, nhưng suốt 15 năm qua, 31 hộ dân thuộc diện di dời phải sống lay lắt ngay giữa vùng lõi của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

31 hộ dân “sống treo” trong vùng lõi di tích

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, ngày 19/6/2002 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 2016/2002/QĐ-UBND thực hiện quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Khu di tích Lam Kinh), huyện Thọ Xuân.

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 1
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh được quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị từ năm 2002.

Năm 2004, hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Thọ Xuân đã tiến hành kiểm kê đất đai, tài sản trên đất, bố trí đất ở tái định cư cho 31 hộ dân bị ảnh hưởng.

Cũng từ thời điểm đó đến nay, 31 hộ dân thôn Phúc Lâm, xã Xuân Lam luôn phải đối mặt với những khó khăn, vất vả ngay trong vùng lõi Khu di tích Lam Kinh.

Ông Nguyễn Đình Tớn (73 tuổi), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lam - một trong số 31 hộ dân thuộc diện di dời cho biết: Khi nhà nước có chủ trương thu hồi đất cho khu di tích, các hộ dân rất đồng tình, không ai phản đối. Nhưng từ đó đến nay, người dân cứ phải sống trong cảnh chờ đợi hết năm này qua năm khác nhưng vẫn chưa được giải quyết.

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 2
Có 31 hộ dân bị ảnh hưởng.

Từ khi có quy hoạch, tuyến quốc lộ 15A đi qua khu vực các hộ dân sinh sống đã được điều chỉnh lại, khu chợ cũng đã được di dời đi nơi khác khiến người dân rất khó khăn trong phát triển kinh tế và đời sống.

Nhiều hộ dân đã phải vay mượn tiền để chuyển đi nơi khác tìm kế sinh nhai, những hộ còn bám trụ lại thì sống lay lắt để chờ đợi.

Trong khi đó, sau nhiều năm không được cơi nới, sửa chữa khiến nhà cửa của các hộ dân trong vùng quy hoạch chật chội, xuống cấp trầm trọng. Thậm chí, nhiều nhà đã bị sập, không thể ở. Có những nhà xuống cấp có thể sập bất cứ lúc nào khiến người dân sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

Không những vậy, người dân không được hưởng các phúc lợi xã hội như điện chiếu sáng công cộng, hệ thống nước sạch sinh hoạt, đường giao thông...

“Cũng là công dân, cũng có nghĩa vụ như nhau, nhưng các hộ dân chúng tôi ở đây rất thiệt thòi. Tâm lý của người dân nằm trong vùng lõi, đối diện khu trung tâm của di tích nhưng nhà cửa xập xệ, không tương xứng với cảnh quan của di tích”, ông Tớn cho biết.

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 3
31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 4
Nhiều năm qua, người dân sống trong những ngôi nhà xập xệ, dột nát do không được sửa chữa.

Còn bà Đỗ Thị Minh (62 tuổi) cho biết: “Chúng tôi đã đồng ý nhường đất cho khu di tích, nhưng phải làm sao cho dân chúng tôi bớt khổ chứ. Điện, nước sạch không có, đường cụt không buôn bán được gì, nhà cửa thì hư hỏng, sập không dám ở. Nhà dột nát không sửa được nên đồ đạc trong nhà cũng bị hư hỏng”.

Theo kiến nghị của các hộ dân nơi đây, nếu dự án tiếp tục thực hiện thì đến bao giờ? Nếu không thực hiện thì phải sớm trả lời cho người dân được biết.

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 5
Nhiều gia đình đã phải bỏ nhà đi nơi khác ở.

“Người dân chúng tôi muốn làm cho khang trang, sạch đẹp lên, bởi ở trong khu đất của vua cũng mong muốn cho mọi thứ đẹp lên”, ông Tớn chia sẻ thêm.

Trong khi người dân sống lay lắt trong những ngôi nhà cũ, xuống cấp thì một khu tái định cư với 100 lô đất đã thi công hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nằm cách vị trí các hộ dân đang sinh sống chỉ khoảng 700m, đến nay vẫn bị bỏ hoang.

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 6
Khu tái định cư đã được xây dựng hoàn thiện nhưng bỏ hoang.

Hơn 10 năm qua, người dân đã phản ánh nhiều lần đến các cấp chính quyền cũng như tại các cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu quốc hội nhưng vẫn chưa được trả lời rõ ràng.

Ông Nguyễn Ngọc Thức, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, 31 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng việc kinh doanh tại chợ Cham (cũ) và Khu di tích Lam Kinh. Tuy nhiên chợ đã di chuyển ra vị trí mới, các ki-ốt phía trước Khu di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, lụp xụp gây mất mỹ quan khu di tích.

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 7
31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm - 8
Đã 15 năm qua, người dân phải sống trong cảnh chờ đợi.

Qua rà soát và kiểm tra thực tế, có 31 hộ dân thuộc diện di dời. Kể từ khi quy hoạch được phê duyệt đến nay, các hộ dân nói trên vẫn phải sống trong những căn nhà chật hẹp, xập xệ, dột nát; các điều kiện về vệ sinh, môi trường không đảm bảo do không được sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân và làm mất mỹ quan dọc tuyến đường đi vào Khu di tích Lam Kinh.

Theo UBND huyện Thọ Xuân, kiến nghị của các hộ dân là chính đáng. UBND huyện Thọ Xuân cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn kinh phí và giao địa phương là chủ đầu tư để tổ chức thực hiện đền bù, di dời 31 hộ dân khỏi vùng quy hoạch Khu di tích Lam Kinh.

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm