1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

20 năm sống trên ghe, soi đèn dầu giữa Sài Gòn

(Dân trí) - Một con thuyền gỗ bệ rạc, nằm nép mình bên những rặng dừa nước dưới chân cầu Rạch Bàn 2, là nơi tá túc của người đàn ông tật nguyền cùng vợ và con gái nhỏ.

Hơn 20 năm nay, ông Lê Văn Đực (60 tuổi) cùng vợ và con gái 10 tuổi sống trên chiếc ghe gỗ dưới chân cầu Rạch Bàn 2, đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TPHCM.

Ông Đực trước đây từng tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam bị bom đạn cướp đi một chân bên trái. Trở về từ chiến trường, ông Đực lấy vợ cùng quê rồi sinh được 5 người con. Với đôi chân không lành lặn, ông chọn nghề chài lưới ở Bến Tre để nuôi vợ con.

Không may mắn khi vợ ông mất sớm vì bệnh hiểm nghèo, ông Đực ở vậy nuôi 5 người con khôn lớn. Khi các con đã lập gia đình, ra ở riêng thì ông lại tiếp tục một mình gắn bó với chiếc ghe nhỏ, phiêu bạt khắp các dòng sông ở miền Tây.

Hơn 20 năm trước, ông Đực tình cờ gặp bà Nguyễn Thị Vĩnh, người phụ nữ cũng trải qua hôn nhân trắc trở như ông. “Mỗi lần tôi chèo ghe qua đều thấy ổng tật nguyền mà cứ lủi thủi một mình, thấy thương cảm nên dọn về ở chung để có người chăm sóc cho ổng”, bà Vĩnh kể.

Sau những năm tháng lang thang nay đây mai đó, ông Đực quyết định neo ghe dưới chân cầu Rạch Bàn 2 làm điểm dừng chân.

Kể từ ngày 2 ông bà dọn về ở chung trên chiếc ghe, cuộc sống dù thiếu thốn nhưng họ luôn đầy ắp tiếng cười. Ngày trước tôm cá nhiều, ông bà thường đi thả lưới rồi mang lên bờ bán. Sau này các con kênh đều ô nhiễm, ông Đực bỏ nghề đi bán vé số, bà Vĩnh bán nước ngay dưới chân cầu.

Ở với nhau 20 năm, niềm an ủi lớn nhất đối với cặp vợ chồng già khi cô con gái Diễm My chào đời năm 2007, chiếc ghe cũ lại thêm tiếng cười trẻ con.

Gia đình ông Đực đã nhiều năm sống trên thuyền dưới chân cầu Rạch Bàn 2, đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TPHCM.
Gia đình ông Đực đã nhiều năm sống trên thuyền dưới chân cầu Rạch Bàn 2, đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TPHCM.
Ông Đực quê ở Bến Tre, trước đây từng tham gia chiến trường không may bị bom đạn cướp đi 1 chân bên trái. Trở về quê hương, ông lấy vợ rồi sinh được 5 người con. Vợ ông không may mang bệnh rồi mất nên ông Đực một mình đi chài lưới nuôi các con.
Ông Đực quê ở Bến Tre, trước đây từng tham gia chiến trường không may bị bom đạn cướp đi 1 chân bên trái. Trở về quê hương, ông lấy vợ rồi sinh được 5 người con. Vợ ông không may mang bệnh rồi mất nên ông Đực một mình đi chài lưới nuôi các con.
Khi các con đã lớn, có gia đình và ở riêng thì ông lại 1 mình với con thuyền nhỏ dong theo dòng nước đi khắp nơi. Sau này, ông Đực gặp được bà Vĩnh, người phụ nữ đẹp nết nhưng lận đận đường tình duyên nên dọn về ở chung.
Khi các con đã lớn, có gia đình và ở riêng thì ông lại 1 mình với con thuyền nhỏ dong theo dòng nước đi khắp nơi. Sau này, ông Đực gặp được bà Vĩnh, người phụ nữ đẹp nết nhưng lận đận đường tình duyên nên dọn về ở chung.
Sau nhiều năm đi khắp nơi, ông Đực cùng vợ lên Sài Gòn và dừng chân dưới chân cầu Rạch Bàn. Trước kia nhiều tôm cá, ông bà thường đánh bắt lên bờ bán. Sau này nước ô nhiễm, ông nghỉ hẳn nghề chài lưới lên bờ đi bán vé số. Bà Vĩnh bán nước và xăng ở dưới chân cầu.
Sau nhiều năm đi khắp nơi, ông Đực cùng vợ lên Sài Gòn và dừng chân dưới chân cầu Rạch Bàn. Trước kia nhiều tôm cá, ông bà thường đánh bắt lên bờ bán. Sau này nước ô nhiễm, ông nghỉ hẳn nghề chài lưới lên bờ đi bán vé số. Bà Vĩnh bán nước và xăng ở dưới chân cầu.
Niềm an ủi của đôi vợ chồng già khi sinh được cô con gái vào năm 2007. Những lúc bố mẹ đi làm, My thương tự chơi 1 mình trên vỉa hè gần nhà.
Niềm an ủi của đôi vợ chồng già khi sinh được cô con gái vào năm 2007. Những lúc bố mẹ đi làm, My thương tự chơi 1 mình trên vỉa hè gần "nhà".

Những hôm trở trời chân đau nhức, ông Đực ở nhà chơi với bé My để con gái có thêm niềm vui.

Những hôm trở trời chân đau nhức, ông Đực ở nhà chơi với bé My để con gái có thêm niềm vui.

Bé My đang theo học lớp 3 ở trường tình thương quận 7, mỗi khi bán hết vé số sớm ông Đực thường đạp xe đến trường đón con gái. Những bữa bán ba không kịp đón, bé My thường đi bộ về nhà.
Bé My đang theo học lớp 3 ở trường tình thương quận 7, mỗi khi bán hết vé số sớm ông Đực thường đạp xe đến trường đón con gái. Những bữa bán ba không kịp đón, bé My thường đi bộ về nhà.
Chiếc thuyền bé xíu là nơi sinh hoạt, ăn uống của 3 thành viên.
Chiếc thuyền bé xíu là nơi sinh hoạt, ăn uống của 3 thành viên.
Không có điện, ông Đực phải dùng đèn dầu để hướng dẫn con gái học bài.
Không có điện, ông Đực phải dùng đèn dầu để hướng dẫn con gái học bài.
Những hôm mưa lớn, hay triều cường là thuyền ngập đầy nước. Cả nhà phải ôm nhau lên bờ chờ nước rút mới dám xuống vì sợ chìm thuyền, ông Đực tâm sự.
"Những hôm mưa lớn, hay triều cường là thuyền ngập đầy nước. Cả nhà phải ôm nhau lên bờ chờ nước rút mới dám xuống vì sợ chìm thuyền", ông Đực tâm sự.
Cuộc sống dù khó khăn, nhưng ông Đực ít khi than vãn mà chỉ cố gắng làm để có tiền nuôi bé My. Chỉ mong con gái được học hành để sau này đỡ khổ như đời ba mẹ nó, ông Đực ngậm ngùi.
Cuộc sống dù khó khăn, nhưng ông Đực ít khi than vãn mà chỉ cố gắng làm để có tiền nuôi bé My. "Chỉ mong con gái được học hành để sau này đỡ khổ như đời ba mẹ nó", ông Đực ngậm ngùi.

Nguyễn Quang